Giảng địa đạo diễn ca 8 câu đầu: Điều kiện cần thiết để học khoa địa lý

(0)
Theo cụ Tả Ao thì muốn học cho giỏi khoa Địa lý phải học 4 cách. Được cụ giảng giải trong 8 câu đầu của tập địa đạo diễn ca.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Trích dẫn:

1. Mấy lời để truyền hậu thế.

2. Ai học địa lý theo học Tả Ao.

3. Một là hay học càng cao

4. Hai là có ý cứ lời phương ngôn

5. Ba là học thuộc Dã Đàm

6. Bốn là mở sách la bàn cho thông.

7. Chẳng qua ra đến ngoài đồng.

8. Tỏ mạch tỏ nước tỏ long mới tường.

 Diễn giải:

Theo cụ Tả Ao thì muốn học cho giỏi khoa Địa lý phải học 4 cách:

Một là phải luôn luôn học hỏi cho mỗi ngày một tiến thêm lên:

(3) Một là hay học càng cao

Hai là phải suy ngẫm cho kỹ những lời lẽ giản dị của Địa Đạo Diễn Ca này. Mới nghe nó nhẹ nhàng như ca dao, phương ngôn xong hàm chứa rất nhiều căn bản của khoa Địa lý:

(4) Hai là có ý cứ lời phương ngôn

Ba là sau khi hiểu kỹ những cơ bản về phép Tầm Long ở 120 câu Địa Đạo Diễn Ca này thì học đến quyển Dã Đàm Địa Lý Tả Ao để phép điểm huyệt được giỏi:

(5) Ba là học thuộc Dã Đàm

Bốn là phải biết dùng La bàn cho giỏi:

(6) Bốn là mở sách la bàn cho thông

La bàn là cái địa bàn của các thầy địa lý, cái nhỏ gọi là Tróc Long và lớn là La Kinh hay la bàn.

Địa bàn này hình tròn như cái đĩa, chính giữa có một kim chỉ nam và xung quanh có vẽ nhiều vòng, mỗi vòng chia ra làm nhiều ô. Trong vòng có ghi chữ và mỗi vòng dùng vào công việc khác nhau. Người mới học chỉ cần dùng 3 vòng là:

1. Vòng thiên bàn

2. Vòng địa bàn

3. Vòng nhân bàn.

Sau học giỏi có thể dùng (tài liệu photo mờ)

3. Vòng giữa là nhân bàn, dùng vào việc tiêu sa để xem sa nào tốt, sa nào xấu.

Cả 3 vòng đều được chia ra làm 24 ô, thì mỗi ô có 15 độ, vì một vòng tròn là 360 độ.

Các chữ trong 3 vòng đều giống nhau nó chỉ khác nhau ở chỗ nếu lấy vòng trong cùng, vòng địa bàn làm đích thì vòng thiên bàn lệch sang bên phải nửa ô và vòng nhân bàn lệch sang trái nửa ô.

Những chữ đề trong 24 vòng đó thì:

Chính Đông trùng vào chữ Mão.

Chính Tây trùng vào chữ Dậu.

Chính Nam trùng vào chữ Ngọ.

Chính Bắc trùng vào chữ Tý.

Nếu kể theo chiều kim đồng hồ quay (chiều thuận) từ Mão trở đi ta có 24 chữ như sau:

Mão Ất Thìn Tốn Tỵ Bính Ngọ Đinh Mùi Khôn Thân.

Canh Dậu Tân Tuất Càn Hợi Nhâm Tý Quý Sửu Cấn Dần Giáp.

Nếu phân làm tám hướng thì:

1. Đông có Giáp Mão Ất.

2. Đông Nam có Thìn Tốn Tỵ

3. Nam có Bính Ngọ Đinh

4. Tây Nam có Mùi Khôn Thân

5. Tây có Canh Dậu Tân

6. Tây Bắc có Tuất Càn Hợi

7. Bắc có Nhâm Tý Quý

8. Đông Bắc có Sửu Cấn Dần.

Nếu phân tích 24 hướng này ta lại thấy có 12 hướng thuộc địa chi là:

Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

8 hướng thuộc Thập can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

4 hướng thuộc bát quái là: Càn, Khôn, Cấn, Tốn.

Rồi cụ Tả Ao nhấn mạnh về sự quan trọng của thực hành Tầm long trong khoa địa lý:

(7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng

(8) Tỏ mạch tỏ nước tỏ lòng mới tường.

Những người học được sách địa lý chính tông cũng đã là hay lắm rồi.

Tuy nhiên học ở sách mới là học lý thuyết mà không thực hành bổ túc thì lý thuyết đó cũng không đạt được kết quả cụ thể.

Trong khoa học Địa lý người ta chia ra làm hai phần là Loan đẩu và lý khí.

Loan đẩu là phép tầm long hay nói cho rõ hơn là phép tìm xem ở đâu có huyệt tràng (chỗ có huyệt kết). Phép này nặng về thực hành.

Lý khí là phép quyết định ảnh hưởng kết quả của huyệt kết; Văn, võ, phú, quý, thọ, cao hay thấp, chóng hay chậm. Phép này nặng về lý thuyết hơn phép Loan Đẩu.

Trong khoa địa lý phép Tầm long là căn bản vì nó là phép thực hành đi tìm long mạch ở ngoài đồng. Tầm long là phép xem hình thể đất đai lồi lõm, đốn khởi mà tìm làm sao cho tới huyệt tràng là nơi có đất kết. Không phải chỉ xem sách xong ra ngoài đồng là biết Tầm long ngay. Thực ra sách chỉ có thể cho ta một số yếu tố cần thiết. Muốn giỏi phải thực hành đi tìm long mạch ở ngoài đồng, ngoài trời một thời gian lâu nữa mới thấu hiểu được.

(7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng. 

Địa lý là một khoa học cũng như cách khoa học khác, mà việc thấu hiểu một khoa học nào cho kỹ lưỡng không ngoài phép phân tích và tổng hợp.

Ngay học Tầm Long ở ngoài đồng cũng thế, trước tiên ta phải biết phân tích rồi sẽ tổng hợp sau. Việc Tầm long ta phải biết phân tích đâu là đại cuộc, đâu là tiểu cuộc, thế nào là Thái Tổ Sơn, Thiếu Tổ Sơn, Long đi như thế nào, nước chảy, làm sao. Chỗ nào long nhập thủ, đâu là huyệt tràng, huyền vũ, thanh long, bạch hổ, án, sa, minh đường, thủy khẩu. Thế long sinh hay tử, cường hay nhược v.v...

Cũng nên định nghĩa những danh từ địa lý này để dễ phân tích.

Đại cuộc là đại thế của đất bên trong có nhiều tiễn cuộc.

Thái tổ sơn: Thái Tổ Sơn của tất cả các cuộc đất trên thế giới là núi Hy Mã Lạp Sơn. Từ Thái Tổ Sơn phân chia ra làm các Tổ Sơn hoặc Thiếu Tổ Sơn ở các nơi khác.

Chính những Thiếu Tổ Sơn này dẫn mạch vào huyệt kết.

Long mạch: Long mạch là mạch đất chạy trên mặt đất trong có khí mạch (cũng như cành cây trong có nhựa cây). Long có thể đi cao như những dãy đồi núi và cũng có thể đi rất thấp, nó là những thớ ruộng có khi chỉ cao độ 4 phân tay.

Nước: Nước từ long chảy ra lại chạy theo nuôi dưỡng và hộ vệ long. Những chỗ có nước tụ có khi là minh đường và có khi chỉ là hộ tống thủy (nước dẫn long).

Long nhập thủ: long mạch cho chạy băng qua rừng núi, đồng bằng đến chỗ nào nhập thủ là kết huyệt ở đó.

Huyệt tràng: Là một khu chỗ ấy là huyệt kết.

Huyền vũ: Thế đất đàng sau huyệt trường trước khi đến huyệt trường

Thanh long: Thớ đất ở bên trái huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt.

Bạch hổ: Thớ đất ở bên phải huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt.

Án: Đất nổi lên trước mặt huyệt, hộ dỡ cho huyệt. Án với huyệt như bàn giấy trước mặt người ngồi.

Sa: là các gò đống, chứng ứng nổi lên, hiện ra, xung quanh huyệt (kể cả trước lẫn sau huyệt). Sa là nói chung: bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn...

Thủy khẩu: Nơi nước đến Minh Đường và nơi nước từ Minh Đường đi.

Minh đường: Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt kết.

Long sinh: Long mạch sống động, trông nó bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi như con thú, con rắn sống, đang bò.

Long tử: Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như con lươn, con cá chết.

Long cường: Long mạch nổi lên to lớn, đứng hùng vĩ ngạo nghễ.

Long nhược: Long mạch nhỏ nhắn, dài sắc thái thư thả, ung dung.

Phân tích ra chi tiết thì như thế, nhưng nếu hiểu thấu đáo rồi mà tổng hợp lại thì rất giản dị. Cái gì có nước là thủy và cái gì có thớ đất là long. Long đi mạch đi theo, long chỉ khí mạch tụ lại.

Do đó cụ Tả Ao đã tổng hợp tất cả các chi tiết mà ta cần biết về phép học Tầm Long ở ngoài đồng vào một câu:

(8) Tỏ mạch tỏ nước, tỏ long mới tường.

Nom đất thì khó biết long đi cách nào. Nên phải mượn nước theo chiều nước chảy từ cao đến thấp thì biết thế long đi. Nếu nước hai bên dừng lại mà gặp nhau thì biết long đình. Mà long đình thì khí chỉ tụ lại đó mà kết huyệt.

 

(Trích Địa đạo diễn ca - Địa lý tả ao)

Tam Nguyên Phong Thuỷ

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ