Thiên Can Địa Chi Là Gì? Giải Mã Can Chi Ngũ Hành Từ A - Z

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Thiên can, địa chi và ngũ hành là một trong những vấn đề về phong thủy không thể bỏ qua. Mỗi người theo phong thủy đều có can chi của riêng mình và phản ánh lên số mệnh. Sau đây Phong thủy Tam Nguyên sẽ giúp bạn giải mã thiên can địa chi cũng như cách xem thiên can địa chi chi tiết tại đây.

>>>> ĐỌC NGAY: Xem bát tự tứ trụ, lá số tứ trụ, tử vi tứ trụ hay nhất

1. Thiên can địa chi là gì?

Sách “ Ngũ hành đại nghĩa” nói: can, chi là do Đại Sào phát hiện . Đại Sào “ Lấy tình của ngũ hành để dùng giáp, ất, …. làm tên ngày gọi là can; dùng tí, sửu,… làm tên tháng gọi là chi. Có việc liên quan đến trời thì dùng ngày , có liên quan đến đất thì dùng tháng. Vì âm dương có sự khác nhau nên có tên can , chi”.

  • Mười thiên can: Giáp , ất, bính, đinh, mậu , kỷ, canh, tân, nhâm , quý.
  • Mười hai địa chi: Tí, sửu, dần, mão , thìn, tỵ , ngọ, mùi, thân, dậu, tuất , hợi.

1.1 Thiên can là gì?

Thiên can là được xác định dựa vào 5 hành phối hợp trong âm dương lần lượt là Giáp(1) ất (2) bính (3) đinh(4) mậu (5) kỷ (6) canh(7) tân (8) nhâm (9) quí (10). Trong đó thì số lẻ là dương can (giáp, bính, mậu, canh, nhâm); số chẵn là âm can(ất, đinh, kỷ, tân, quí). Thông thường, ngày lẻ hay còn gọi là ngày dương/dương can sẽ nghiêng về đối ngoại còn ngày chẵn là gọi ngày âm can đối nội. Khi tính thiên can của bản thân, mỗi người có thể dựa vào số cuối của năm sinh bản thân để xác định con số phù hợp.

Ngoài ra trong thiên can, chúng ta cũng cần biết về những cặp thiên can hợp và đối xung:

  • Các cặp Thiên can hợp nhau: Ất – Canh; Bính – Tân; Đinh – Nhâm; Mậu – Quý; Kỷ – Giáp.
  • Các cặp Thiên can đôi xung: Canh - Giáp; Tân – Ất; Nhâm – Bính; Quý – Đinh; Giáp – Mậu; Ất – Kỷ; Bính – Canh; Đinh – Tân; Mậu – Nhâm; Kỷ – Quý;

1.2 Địa chi là gì?

Địa chi trong thiên can địa chi chính là con giáp của mỗi người. Tương ứng với 12 con giáp, địa chi bao gồm 12 địa chi. Trong địa chi, những con giáp có số lẻ được gọi là dương chi, còn số chẵn là âm chi. Thông thường âm chi sẽ kết hợp với âm can cũng như dương chi sẽ đi với dương can. Trong địa chi sẽ bao gồm những bộ tuổi hợp nhau như:

  • Bộ địa chi nhị hợp: Sửu – Tý; Dần – Hợi; Tuất – Mão; Dậu – Thìn; Tị – Thân; Ngọ – Mùi.
  • Bộ địa chi tam hợp: Thân – Tý –Thìn; Dần – Ngọ – Thân; Hợi – Mão – Mùi; Tị – Dậu – Sửu.

Bên cạnh những cặp tuổi hợp thì cũng có một số cặp địa chi xung khắc nhau. Sau đây là 3 bộ tứ hành xung cần tránh:

  • Bộ 1: Dần – Thân, Tỵ – Hợi;
  • Bộ 2: Thìn – Tuất, Sửu – Mùi;
  • Bộ 3: Tý – Ngọ, Mão – Dậu

Sau đây, Phong thủy Tam Nguyên xin gửi đến bạn ý nghĩa của ngũ hành can chi trong cách xem bói tứ trụ chuẩn xác nhất.

Thiên can địa chi

2. Ý nghĩa của 12 ngũ hành can chi

Sách “ Quần thư thảo dị” nói:

  • Giáp có nghĩa là mở, tức chỉ dấu hiệu vạn vật tách ra.
  • Ất có nghĩa là kéo, tức chỉ vạn vật lúc ban đầu được kéo lên.
  • Bính có nghĩa là đột nhiên, chỉ vạn vật đột nhiên lộ ra.
  • Đinh có nghĩa là mạnh, tức là chỉ vạn vật bắt đầu mạnh lên.
  • Mậu có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ vạn vật tức chỉ vạn vật xum xuê.
  • Kỷ có nghĩa là ghi nhớ, tức chỉ vạn vật bắt đầu có hình để phân biệt.
  • Canh có nghĩa là chắc lại, tức chỉ vạn vật bắt đầu có quả.
  • Tân có nghĩa là mới, tức chỉ vạn vật đều có sự thu hoạch.
  • Nhâm có nghĩa là gánh vác, tức chỉ dương khí chịu việc nuôi dưỡng vạn vật.
  • Quý có nghĩa là đo, đoán được , chỉ sự vật đã có thể đo lường được.

Do đó có thể thấy rõ mười thiên can không có liên quan gì với mặt trời mọc, lăn mà chỉ có chu kỳ tuần hoàn của mặt trời mới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của vạn vật. Bạn có thể bấm tay từ 1 đến 10 tương ứng với 10 thiên can bắt đầu từ 1 – Giáp ; 2 – Ất ; 3 – Bính … 10 – Quý. Mười hai địa chị là để miêu tả chu kỳ vận động của mặt trăng. Sách “ Quần thư khảo dị” nói:

  • Tí có nghĩa là tu bổ nuôi dưỡng, tức là mầm mống của vạn vật được nảy nở nhờ dương khí.
  • Sửu có nghĩa là kết lại, tức là các mầm non tiếp tục lớn lên.
  • Dần có nghĩa là đổi dời, dẫn dắt, tức là chỉ mầm vừa mới nứt đã vươn lên khỏi mặt đất.
  • Mão có nghĩa là đội, tức là vạn vật đội đất mà lên.
  • Thìn có nghĩa là chấn động, tức mọi vật qua chấn động mà lớn lên.
  • Tị có nghĩa là bắt đầu, tức chỉ vạn vật đến đây đã có sự bắt đầu.
  • Ngọ có nghĩa là bắt đầu tỏa ra, tức chỉ vạn vật bắt đầu mọc cành lá
  • Mùi có nghĩa là ám muội, tức chỉ âm khí đã bắt đầu có, vạn vật hơi suy giảm.
  • Thân có nghĩa là thân thể, tức chỉ thân thể vạn vật đều đã trưởng thành.
  • Dậu có nghĩa là già, tức chỉ vạn vật đã già dặn, thành thục.
  • Tuất có nghĩa là diệt, tức chỉ vạn vật đều suy diệt.
  • Hợi có nghĩa là hạt, tức chỉ vạn vật thu tàng về thành hạt cứng.

Do đó có thể thấy mười hai địa chi có liên quan với sự tiêu, trưởng âm dương của mặt trăng. Chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng cũng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản của vạn vật.

Vì mười thiên can và mười hai địa chi được xây dựng từ sự nhận thức đặc điểm hoạt động của mặt trời và mặt trăng, nên người xưa lấy mặt trời, trời làm dương, còn mặt trăng, đất làm âm. Do đó rất tự nhiên người ta đã lấy mười thiên can phối với trời, mười hai địa chi phối với đất, vì thế mới có tên gọi “thiên can, địa chi”.

thiên can địa chi ngũ hành
Thiên can địa chi ngũ hành
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách sắp xếp trụ tháng trong tứ trụ chuẩn xác

3. Ý nghĩa của 10 ngũ hành thiên can

Trong dự đoán vận mệnh, thiên can vô cùng quan trọng. Ngày sinh của mỗi con người, trụ ngày do can ngày và chi ngày hợp thành. Can ngày vượng tướng, không bị khắc hại thì bản tính của can ngày càng rõ ràng, có thể dùng nó làm tiêu chí để dự đoán tính tình người ấy.

  • Giáp (mộc) thuộc dương: Nói chung là để chỉ cây to ở đại ngàn, tính chất cường tráng. Giáp mộc là bậc đàn anh trong các loài mộc, còn có nghĩa là cương trực, có ý thức kỷ luật.
  • Ất (mộc) thuộc âm: Chỉ những cây nhỏ, cây cỏ, tính chất mềm yếu. Ất mộc là bậc em gái trong các loài mộc, còn có nghĩa là cẩn thận, cố chấp.
  • Bính (hỏa) thuộc dương: Chỉ mặt trời, nóng và rất sáng. Bính hỏa là anh cả của hỏa, có nghĩa là hừng hực, bồng bột, nhiệt tình, hào phóng. Còn có nghĩa là hợp với những hoạt động xã giao, nhưng cũng dễ bị hiểu lầm là thích phóng đại, hiếu danh.
  • Đinh (hỏa) thuộc âm: Có nghĩa là lửa của ngọn đèn, của lò bếp. Thế của ngọn lửa không ổn định, gặp thời thì lửa mạnh, không gặp thời thì lửa yếu. Đinh hỏa là em gái của hỏa, có tính cách bên ngoài trầm tĩnh, bên trong sôi nổi.
  • Mậu (thổ) thuộc dương: Chỉ đất ở vùng đất rộng, đất dày , phì nhiêu. Còn chỉ đất ở đê đập, có sức ngăn cản nước lũ của sông. Mậu thổ là anh cả của thổ, có nghĩa coi trọng bề ngoài, giỏi giao thiệp, có năng lực xã giao. Nhưng cũng dễ bị mất chính kiến mà thường chìm lẫn trong số đông.
  • Kỉ (thổ) thuộc âm: Chỉ đất ruộng vườn, không được phẳng rộng và phì nhiêu như mậu thổ nhưng thuận lợi cho trồng trọt. Kỷ thổ là em gái của thổ, nói chung tính cánh chi tiết, cẩn thận, làm việc có trật tự đầu đuôi, nhưng ít độ lượng.
  • Canh (kim) thuộc dương: Nói chung chỉ sắt thép, dao kiếm, khoáng sản, tính chất cứng rắn. Canh kim là anh cả của kim, có nghĩa nếu là người có tài về về văn học, nếu là vật thì có ích. Có tài làm kinh tế.
  • Tân ( kim ) thuộc âm: Chỉ ngọc châu, đá quý, vàng cám. Tân kim là em giá của kim, nó có thể mày mò khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành mọi việc lớn, đồng thời cũng có nghĩa là ngoan cố.
  • Nhâm (thuỷ) thuộc dương: Chỉ thủy của biển cả. Nhâm thủy là anh của thuỷ, nó có nghĩa là xanh trong, khoan dung, hoà phóng, có khả năng đùm bọc và bao dung , nhưng ngược lại cũng có tính ỷ lại hoặc chậm chạp, không lo lắng.
  • Quý (thủy) thuộc âm: chỉ nước của mưa, còn có nghĩa là ôm ấp, mầm mống bên trong. Quý thủy là em gái của thủy, có tính cách chính trực, cần mẫn, dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng cố gắng mở đường thoát khỏi.

thiên can địa chi

Ngũ hành

Địa Chi của Tứ Trụ là yếu tố có vai trò giống như thiên can trong dự đoán. Để khi dự đoán dễ nhớ mối quan hệ hình xung khắc hại của các hợp cục của địa chi, người ta ghi nhớ mười hai địa chi trên các vị trí của hình bàn tay. Như thế giúp ta dễ nhớ quy luật các địa chi theo một hình tượng cụ thể. Các mối quan hệ đó ở phía dưới sẽ được bàn đến một cách tỉ mỉ.

>>>> THAM KHẢO THÊM: Xem lá số bát tự, lá số tứ trụ, tử vi tứ trụ hay nhất

4. Ý nghĩa của âm dương ngũ hành của thiên can địa chi

Can chi được chia thành âm dương. Trong “Dịch truyện” nói: Thái cực sinh lưỡng nghi. Tính của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là các vật cơ bản cấu thành vạn vật. Nguồn gốc của nó cũng là thái cực. Vì vậy:

  • Giáp, Ất cùng thuộc mộc. Giáp là can dương, Ất là can âm.
  • Bính, Đinh cùng thuộc hỏa. Bính là can dương, Đinh là can âm.
  • Mậu, Kỷ cùng thuộc thổ. Mậu là can dương, Kỷ là can âm.
  • Canh, Tân cùng thuộc kim. Canh là can dương, Tân là can âm.
  • Nhâm, Quý cùng thuộc thủy. Nhâm là can dương, Quý là can âm.
  • Dần, Mão cùng thuộc mộc. Dần là chi dương, Mão là chi âm.
  • Tí , ngọ cùng thuộc hỏa . Ngọ là chi dương, tị là chi âm.
  • Thân, dậu cùng thuộc kim. Thân là chi dương, dậu là chi âm.
  • Hợi,tí cùng thuộc thủy. Tí là chi dương, hợi là chi âm.

Thổ ở bốn cuối, tức là các tháng cuối của bốn quý cho nên thìn, tuất , sửu , mùi cùng là thuộc thổ, thìn , tuất đều là chi dương, sửu mùi đều là chi âm.

5. Bảng tính thiên can địa chi ngũ hành âm dương

thiên can địa chi ngũ hành
Bảng thiên can địa chi

6. Phương vị của can chi trong ngũ hành

Phương vị của can, chi là do các nhà thiên văn học cổ xưa của Trung Quốc quan trắc sự vận động của mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh trong bầu trời mà xác định nên. Hai bên của dải hoàng đạo và xích đạo vòng quanh bầu trời một vòng được chia thành hai mươi tám quan tinh ( quan tinh tức là chia một số ngôi sao thành một tổ, mỗi tổ lại dùng tên của một sự vật nào đó trên quả đất để gọi, một tổ như thế được gọi là một quan tinh), lấy đó làm tiêu chí để quan trắc, thơng thường còn gọi là “ hai mươi tám tú” . Người ta lại chia hai mươi tám tú thành bốn nhóm, mỗi nhóm có bảy tú ; người ta lại phối bốn phương Đông,Nam, Tây, Bắc với bốn loại động vật là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, gọi là “bốn tượng”, “bốn phương”.

  • Giáp , Ất phương đông, mộc ;
  • Bính, Đinh phương nam , hỏa ;
  • Mậu, Kỷ ở giữa , thổ ;
  • Canh, Tân phương tây, kim;
  • Nhâm, Quý phương bắc, thủy.
  • Phương của mười hai chi.
  • Dần , Mão phương đông, mộc ;
  • Tị, Ngọ phương nam, hỏa ;
  • Thân, Dậu phương tây, kim ;
  • Hợi Tí phương bắc, thuỷ;
  • Thìn, Tuất , Sửu, Mùi ở giữa, là thổ của bốn mùa.

7. Tàng chứa của thiên can địa chi ngũ hành

Trong dự đoán theo Tứ trụ cho dù can chi của mệnh cục hay can chi của đại vận, can của tuế vận hoặc chi của tuế vận hoặc lưu niên đều là một chỉnh thể hữu cơ, tức giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Đó là thiên can địa chi, địa chi tàng chứa thiên can. Ví dụ Giáp hoặc Ất là can ngày của Tứ Trụ ( trong chương 4 sẽ nói chi tiết ) tức là cái mà ngũ hành làm chủ mệnh .

Lấy can ngày để xem qua các can chi khác mạnh hay yếu là rất quan trọng. Nếu địa chi có Dần, Mão trợ giúp, Hợi Tý tương sinh để chứa Giáp hoặc Ất thì có thể khiến cho bản thân sinh vượng ; rất kiêng gặp phải chứa Thân, Dậu vì như thế sẽ bị khắc tổn thương.

Ngược lại nếu trong mệnh đó có địa chi Dần hoặc Mão là rất quan trọng thì Giáp Ất hoặc Nhâm Quý chính là thiên can để chở che, khiến cho Dần hoặc Mão sinh vượng ; nếu gặp phải thiên can là Canh Tân che trùm thì sẽ bị khắc hại. Cho nên mối quan hệ được che trùm hay phải gánh vác có thể khiên cho một ngũ hành nào đó mạnh lên hoặc yếu đi.

Thứ hai là các thiên can và địa chi cùng loại ngũ hành thì liên quan gốc rễ với nhau. Thiên can thông gốc ở địa chi: giáp có trong dần, khí gốc của giáp mộc là rễ sẽ được sinh phù, như thế gốc của thiên can sẽ bền chặt. Khi giáp mộc gặp chi mão, vì trong mão có tàng ẩn cùng loại ất mộc, cho nên sức bền chặt của gốc kém hơn giáp mộc trong dần. Địa chi nếu gặp xung khắc thì gốc của thiên can dễ bị nhổ bật. Ngược lại, khi địa chi được sự trợ giúp ngầm của thiên can, nếu thiên can gặp sinh phù thì địa chi được sự hỗ trợ ngầm nên càng mạnh. Nếu thiên can bị xung khắc thì địa chi nhận được sự giúp ngầm suy yếu.

Mối quan hệ che chở đối với sự cân bằng chung của Tứ trụ có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy người mới học không được coi nhẹ điều cơ bản này.

thiên can địa chi
Tàng chứa của thiên can

8. Mùa vượng của năm khí thiên can địa chi ngũ hành

Sự bắt đầu và kết thúc của vạn vật trong vũ trụ cũng tức là quá trình “ lần lượt chuyển đổi vật này thành vật khác” của năm khí. Cho nên mỗi khí đều có các thời kỳ : sinh, thịnh, suy, tử. Thời kỳ thịnh tức là thời kỳ “nắm lệnh” .

Lấy can chi làm biểu tượng thì đó là :

  • giáp , ất, dần, mão mộc vượng ở mùa xuân ;
  • bính , đinh, tỵ, ngọ hỏa vượng ở mùa hạ ;
  • canh , tân, thân, dậu, kim vượng ở mùa thu ;
  • nhâm , quý , hợi, tý, thủy vượng ở mùa đông;
  • mậu , kỷ, thìn, tuất, sửu, mùi vượng ở bốn mùa.

9. Bảng mùa vượng và phương vị của các can chi ngũ hành

ngũ hành thiên can địa chi
Bảng mùa vượng và phương vị của các can chi ngũ hành

Trên đây là những giải đáp về thiên can địa chi ngũ hành cũng như cách tính, phương vị trong thiên can địa chi. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về thiên can địa chi trong ngũ hành

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ