Giảng địa đạo diễn ca câu 113-120: Kết luận

(0)
Đây là phần kết luận của Địa đạo diễn ca. Phần này cụ Tả Ao nói về địa lý chính tông, phê phán địa lý vô tông.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Trích dẫn:

(113) Thấy đâu Long Hổ chiều lai

(114) Minh đường thủy tụ huyệt tài mới hay

(115) Tiền quan, hậu quỷ sắp bày

(116) Án dày muốn thấp, chiều dày phải cao

(117) Xem huyệt nào làm cho phải phép

(118) Chớ đào xâu mà thiệt như không

(119) Kìa ai địa lý vô tông

(120) Chẳng cứ đúng phép cũng dòng vô sư

Diễn giải:

Tới đây là phần kết luận Phần này có 8 câu thì 4 câu đầu ôn lại đại cương một huyệt kết và 4 câu dưới là kết luận của quyển Địa Đạo Diễn Ca này.

Trong 4 câu đầu cụ Tả Ao nói: Sau khi Tầm Long thấy huyệt kết rồi, phải xem có Thanh Long bên trái và Bạch Hổ bên phải chầu vào huyệt:

(113) Thấy đâu Long hổ chiều lai

Rồi trước huyệt phải có Minh Đường có nước tụ ở đó.

(114) Minh đường thủy tụ huyệt tài mới hay

Trước và sau huyệt phải có tiền quan hậu quỷ nghinh, tống Tiền quan ở trước huyệt thì nghinh đón và hậu quỷ ở sau huyệt thì hộ tống.

Quan quỷ là các chứng ứng nổi lên ở trước và sau huyệt để thêm tôn quý, nó là các sơn có nhiều hình thể khác nhau giống hình gì thì gọi là hình đó như bút, kiếm, ấn, voi, ngựa, chiêng, trống v.v.... ở trước và sau huyệt.

(115) Tiền quan hậu quỷ sắp bày

Ba câu 113 – 114 – 115 là tóm tắt những điều quan trọng cho một huyệt kết. Cụ Tả Ao đã tả nó một cách nôm na hơn như sau:

Hai bên ruộng đỗ, dưới có lỗ cấy chiêm

Đôi bên lưỡi liềm qua lại

Có nghĩa là người tầm long theo mạch đất, xuôi theo chiều nước chảy (hay xuôi theo chiều ruộng cao xuống chiều ruộng thấp) mà lần mò cho tới nơi đất kết (nơi long đình khí chỉ) nếu thấy chỗ đó có ruộng cấy Chiêm mà hai bên có ruộng trồng màu như ngô, khoai, đỗ:

“Bên trên ruộng đỗ, dưới có lỗ cấy chiêm”

Lại nhìn 2 bên ruộng đỗ nếu là 2 tay long hổ thì nó phải ôm chầu vào huyệt trông như hai cái lưỡi liềm qua lại:

Đôi bên luỡi liềm qua lại

Thì chỗ đó dễ có đất kết vì lỗ cấy chiêm là minh đường và ruộng đổ ruộng màu ở hai bên là long hổ.

Trên là sự cân đối về bề mặt và chiều cao thấp của một của một kiểu đất kết cũng cần phải có một thứ tự hữu lý như sau:

Bao nhiêu những gò đống, chứng ứng gần huyệt như Án phải cao bằng từ mặt đến rốn người ngồi ở huyệt.

Còn chứng ứng ở xa thì phải theo thứ tự càng xa càng cao:

(116) Án dày muốn thấp chiều dày phải cao

Có nghĩa là Án so sánh với Chiều thì án phải thấp hơn chiều, chiều là gò đống ở xa chầu về và án là gò đống ở trước huyệt chầu về.

Còn 4 câu chót thì hai câu trên cụ Tả Ao nhắn nhủ ta phải cẩn thận về việc đào huyệt:

(117) Xem huyệt nào đào cho phải phép

(118) Chớ đào sâu mà thiệt như không

Một huyệt đào nông quá thì lâu mới quán khí, mà đào sâu quá thì khí mach đi mất, có huyệt kết cũng như không.

Thật ra huyệt đào nông sâu phải cân nhắc theo chiều cao của Minh đường, Án, Long hổ, nước âm mạch và giao thổ mới đúng.

Tuy nhiên nếu lấy giao thổ làm đích thì cũng không mấy khí hỏng. Giao thổ là giữa lớp đất thứ hai và thứ ba (nếu lớp đất trên cùng là do lá, bụi, lâu năm phủ lờn).

Ta đã biết đào nông thì lâu kết và đào sâu quá thì mất cả, vậy nên nhằm chiều nông hơn nhằm chiều sâu.

Tất cả những gì đã trình từ câu thứ nhất đến câu 118 với sự bổ túc của soạn giả có thể giúp các bạn ưa khoa này nắm được một số yếu lý căn bản của khoa Địa lý, mà tùy thuộc về loại địa lý chính tông. Với số vốn quý giá dùng làm tài liệu để học thêm các sách địa lý cũng có thể phân biệt điều đúng điều sai. Khoa địa lý gần như thất truyền phép chính tông nên các cụ gặp man thư hay man ngôn rất nhiều. Có man thư và man ngôn tất nhiên phải có man sư là loại thầy Địa lý không phải chính tông. Họ không giúp ích được cho người để đất mà còn nhiều khi gây tai hại cho dòng họ nhờ thầy để đất nữa.

Loại thầy được truyền nghề không phải chính tông cụ Tả Ao gọi là “vô tông”.

Còn loại thầy địa lý tự học lấy dù có một vài khí đúng phép xong không được toàn vẹn thì cụ Tả Ao gọi họ là “vô sư”.

Do đó cụ Tả Ao phê bình như trên ở câu cuối cùng:

(119) Kìa ai địa lý “vô tông”.

(120) Chẳng cứ đúng phép cũng dòng “vô sư”

Và cũng vì sợ khoa Địa lý trở nên tàn tạ vì những man thư nên tác giả cố gắng trình bày, chỉ trình bày những gì là chính tông. Những gì viết ở quyển này đã được các nhà Địa lý chính tông và tài giỏi cân nhắc sửa chữa nhiều lần. Những chi tiết nào mơ hồ hay có thể đưa đến sự sai nhầm thì dù có hay mấy chúng tôi cũng không để ở quyển Địa Lý nhập môn này. Ngày nay kiếm được thầy địa lý chính tông để học khoa địa lý thật khó nhưng sách địa lý này có thể bảo đảm là chính tông, có thể dùng xác định được sự đúng sai của các sách địa lý khác.

Hiểu đến đây, các bạn đã có tạm đủ ý thức căn bản địa lý của người mới học. Cần theo lời cụ Tả Ao ở câu “chẳng qua ra đến ngoài đồng, tỏ mạch tỏ nước tỏ lông mới tường” mà tập thực hành tầm long tróc mạch ở ngoài trời, ngoài đồng để cho quen việc tìm ra huyệt tràng và huyệt kết. Mới đầu chưa cần dùng đến la kinh mà chỉ cần cái tróc long có kim chỉ nam ở giữa và 3 vòng thiên bàn, nhân bàn, địa bàn ở ngoài là đủ. Các bạn có thể tự làm lấy một cái tróc long bằng cách dùng một cái kim chỉ nam đặt vào giữa một miếng cát tông vẽ 3 vòng tròn.

Tại 3 vòng tròn, mỗi vòng chia làm 24 ô đều nhau (nên nhớ chia ô ở vòng ngoài cùng và vòng giữa, chênh lệch nửa ô (7 độ rưỡi) với vòng trong cùng và ghi 24 chữ: Mão, Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn – Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tý, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp (ghi theo thứ tự chiều kim đồng hồ quay (chiều thuận) vào 24 ô như chỉ dẫn ở câu “bốn là mở sách la bàn cho thông” trang 22, là các bạn đã tạm có cái tróc long rồi. Chúng tôi thấy có người vẽ ngay lên mặt kính của kim chỉ nam 24 ô làm vòng địa bàn còn thiên bàn và nhân bàn họ dùng giữa ô của địa bàn làm đích cũng tạm dùng được. Trước tiên các bạn kiếm những mả xây lớn (nghi là kết) ở giữa đồng mang tróc long lại coi thử. Sau các bạn thấy đất nào có vẻ long hổ, minh đường thì lại tìm cho quen. Sau nữa đến giai đoạn tự ý theo long mạch đi tìm đất kết.

(Trích: Địa đạo diễn ca - Địa lý tả ao)

Tam Nguyên Phong Thuỷ

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ