Giảng địa đạo diễn ca câu 21-37: Huyệt trường

(0)
Trên kia cụ Tả Ao giảng về phép phân tích các loại long để đi theo nó tìm cho lời huyệt tràng, là vùng đất, trong đó có huyệt kết.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Trích dẫn:

(21) Ruộng cao uốn xuống, thì mạch táng trên.

(22) Ruộng thấp uốn lên, thì mạch táng dưới.

(23) Bình dương, mạch chẳng nề chầm gối

(24) Hễ chính long thì tả hữu chiêu lai

(25) Đâu có chính long, thì có sơn thủy gối kề

(26) Nhưng trên sơn cước, non cao

(27) Cường long thô mạch, thế nào mới hay; 

(28) Tìm nơi mạch nhược, long gầy

(29) Nhất thời oa huyệt, nhị thời tàng phong

(30) Đất có cát địa chân long.

(31) Táng cho phải phép anh hùng giàu sang

(32) Nọ như dưới đất bình dương

(33) Mạch thính giác điền, xem tường mới hay

(34) Bình dương lấy nước làm thầy

(35) Thứ nhất khai khẩu thứ nhì nhũ long

(36) Thứ ba mạch thắt cổ bồng

(37) Thứ tư sơn chỉ, hồi long càng tài

 Diễn giải:

Trên kia cụ Tả Ao giảng về phép phân tích các loại long để đi theo nó tìm cho lời huyệt tràng, là vùng đất, trong đó có huyệt kết.

Tới đây cụ đưa ta đến huyệt tràng và giảng tiếp:

(21) Ruộng cao uốn xuống thì mạch táng trên

(22) Ruộng thấp uốn lên thì mạch táng dưới

Là nếu từ chỗ ruộng cao, đã có long hổ ôm chầu vào huyệt tràng, ở chỗ cao mới cân đối.

Còn mạch nhập huyệt nằm dưới thấp, từ từ cao lên thì táng vào nơi cao vừa. Tiếp theo cụ nói đến phạm vi kết huyệt của loại mạch bình dương.

(23) Bình dương mạch chẳng nề chầm gối

(24) Hề chính long thì tả hữu chiều lai

Là mạch bình dương, tuy hay ẩn tàng, không lộ như mạch sơn cước nên khó kiếm hơn. Nhưng mạch bình dương lại có đặc điểm để điểm huyệt, là hễ gặp chính long là có tả thanh long, hữu bạch hổ chiếu về và không nệ thiếu gò nổi bật lên ở sau huyệt làm chẩm. Có càng hay mà không có cũng được vì ruộng đằng sau cao cũng là chẩm rồi.

Được như vậy chỉ cần lập hướng đúng là được, rất ít khi xảy ra sát như đất sơn cước.

Và tới đây cụ nói luôn đến mạch sơn cước:

Mạch bình dương thường lành hơn mạch sơn cước nên các thầy địa lý giỏi ưa kiếm mạch bình dương. Còn mạch sơn cước có núi cao ngạo nghễ hay phát võ anh hùng cường liệt, đa sát. Sát cho dòng họ người được đất và vì phát võ cách nhiều, nên nếu là đất lớn thì sự thành công của con cháu người được đất gây nên thảm sát cho thiên hạ mã.

“Nhất tướng công thành vạn cốt khô”.

Ta đã thấy vua Quang Trung sau khi được ngôi đất ở sơn cước (Tây Sơn An Khê) đã đánh giết 20 vạn quân Tôn Sĩ Nghị và Sầm Nghi Đống. Đó là sát hay.

Sát giở như Lý Tự Thành đời vua Sùng Trinh nhà Mãn Thanh, sau khi được đất sơn cước làm loan đánh về tới Kinh đô gây cho dân gian chết chóc vô kể.

Đất sơn cước, lắm hung nhiều sát, xong thấy rõ ràng nên các thầy địa lý non thường thích làm. Đất sơn cước nhiều sát khi nếu không tìm được tới long chân huyệt đích thì có hại.

Tuy nhiên khó thì khó thật mà nếu biết phép chính tông địa lý làm cho công phu cũng có thể giảm thiểu được sự sung sát, do đó cụ Tả Ao có nói:

(26) Nhưng trên sơn cước non cao

(27) Cường long thô mạch thế nào mới hay

Có nghĩa là đất sơn cước có non cao hùng vĩ, cường long, mạch thô phải để như thế nào mới tránh được hung sát.

Cụ chỉ cho ta cách để như thế nào dưới đây

(28) Tìm nơi mạch nhược long gầy

Câu này là cả một bi pháp vẽ phép để đất trên sơn cước mà rất ít sách địa lý của Tần và ta chịu nói đến. Nó có nghĩa

Đất sơn cước cường mạnh hay sinh nhân đa sát nếu muốn tránh phải kiếm thứ long nào sau khi rời núi non chạy xuống đồng, còn chạy ngang dọc cho bớt hung hăng, cường mạnh, đến khi long dịu rồi mới vào huyệt. Hình đảng của long đó, khi dịu rồi, trông gầy và nhược. Đó là châu long của đất sơn cước, Kiếm được huyệt ở chỗ đó sẽ sinh nhân hùng hậu, quân tử, không hung sát.

Sau khi nói rõ hai đặc tính của huyệt sơn cước và bình dương rồi cụ Tả Ao tiếp theo về hình dáng cho kết huyệt. Phải chi hình dáng của chỗ kết huyệt thì mới dễ để mả. Cũng nên nói thêm rằng đại cuộc đất dù lớn mấy trăm mẫu huyệt tràng dù rộng cả nghìn thước nhưng chỗ huyệt kết nhỏ bằng cái chiếu mà thôi. Như vậy nên phải chỉ rõ hình tích của chỗ có huyệt kết để dễ kiếm:

Sau khi theo long tìm đến huyệt tràng rồi nếu ta tìm tại nơi huyệt tràng chỗ nào có dấu hiệu oa, kiềm, nhũ đột thì ta phải nghĩ chổ đó là chỗ có huyệt kết của cuộc đất. Thế nào là Oa, Kiềm, Nhũ, Đột?

Oa: là khai oa khum khum giống như gọng vó. Cụ Tả Ao gọi nôm na là:

“Khum khum gọng vó chẳng nó thì ai”

Kiềm: Cụ Tả Ao gọi là:

“Thè lè lưỡi trai chẳng ai thì nó”

Nhũ; Hai bên có long, hổ cao, ở giữa thò ra như quả bí, quả bầu.

Cụ Tả Ao gọi là:

Thắt cuống cà sa đít nhện”

Cuống cà nhỏ và thấp, hai bên long hổ cao bằng huyệt trường hay cao bằng mặt người ngồi ở huyệt.

Oa biến thể: Huyệt hình tam giác, hai bên long hổ duỗi ra thăng bằng và hơi cao hơn huyệt như chữ nhân (Nó là oa biến thành tam giác)

Oa đứng: là chung quanh cao giữa thấp có thể hoặc tròn hoặc hình bầu dục, hoặc hình chữ điền, chữ nhật (ở chỗ long đình khí chỉ).

- Chi tiết chỗ đất kết ở sơn cước đề đặt xương người xuống cho thu được khí mạch là hình oa, hình kiềm, hình nhũ, hình đột và hình oa biến thể hay oa đứng như kể ở trên, xong nói về huyệt tàng phong hơn cả ở sơn cước thì huyệt khai oa, kiềm vốn là tàng phong rồi.

(22) Nhất là oa huyệt nhị thời tàng phong

Cõu trờn có nghĩa là oa kiềm đã có tàng phong sẵn rồi rất tốt vì oa huyệt có gọng vó cao hơn huyệt che gió cho huyệt, kiềm cũng thế. Tuy nhiên người oa kiềm ra còn có thể kết huyệt nhũ, đột nữa. Nhũ, đột cũng cần phải có long hổ cao thăng bằng với huyệt trường để che gió cho huyệt. Một huyệt kết mà không tàng phong dễ sinh ra tội (yểu hoặc bệnh tật).

Nói tiếp về đất sơn cước Đất này đã khó táng lại hiềm ít thủy tụ nên nhiều đất kết anh hùng mà vẫn nghèo. Tuy nhiên cụ Tả Ao có nói là nếu kiếm được chân long:

(30) Táng cho phải phép anh hùng giàu sang

- Tiếp theo cụ Tả Ao lại đề cập thêm nữa về loại huyệt bình dương.

(32) Nọ như dưới đất bình dương

(33) Mạch thích giác điền xem tường mới hay

(34) Bình dương lấy nước làm thầy

Ba câu trên có nghĩa là huyệt bình dương tuy ít sát hơn huyệt sơn cước, tuy nhiên đất bình dương cao thấp không chênh lệch lắm nên khó xem hơn. Mà khó xem nhất là loại mạch thích giác điền: đó là các thớ của long mạch đi bằng những góc ruộng. Các cụ sợ nhất những mạch ruộng có mũi nhọn đâm vào huyệt hay những góc ao quay mũi nhọn về huyệt.

“Ruộng như mũi dao, ao như thước thợ”.

Con người Tả Ao phóng khoáng sau khi căn dặn những gì quan trọng nguy hiểm khó khăn của huyệt cho con cháu biết mà phòng bị khi dễ huyệt, thì bản tính dễ dãi yêu đời cố hữu lại trở về với cụ, rồi cụ giảng tiếp theo:

(34) Bình dương lấy nước làm thầy

Để nhắc nhở lại cho ta biết là mạch sơn cước lấy tàng phong làm quan trọng thì mạch bình dương lại lấy Minh đường làm chính, hễ có nước mà có sơn thủy gối kề có tả hữu chiều lai là hay có huyệt: để vào không ăn nhiều cũng ăn ít chứ ít khi bị sát nặng như đất sơn cước.

Rồi cụ tiếp tục kể lể để nhắc lại những gì quan trọng:

(35) Thứ nhất khai khẩu, thứ nhì ngũ long

(36) Thứ ba mạch thắt cổ bồng

(37) Thứ tư sơn chỉ, hồi long càng tài

Câu 35 có nghĩa huyệt kết phải khai khẩu nghĩa là phải là oa, kiềm hay nhũ, đột (Đại cương sơn cước thì oa kiềm và bình dương thì nhũ đột).

Câu 36 có nghĩa là khi long chạy đến huyệt kết trước khi nhập thủ đất phải thắt lại như cổ bồng thì mới chắc.

Nửa câu 37 có nghĩa là đất có huyệt thì sơn phải chỉ mạch đến đó không tiếp tục đi nữa mới kết được. Và tiếp theo nửa câu sau của câu 37 (Hồi long càng tài) có nghĩa là trong các huyệt kết thì hồi long có tổ là quý nhất vì nó mau phát, mau ăn hơn loại huyệt kết: Hoành long trực long v.v...

Những chữ thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư ở câu 35, 36, 37 không phải là thứ tự tốt xấu và chỉ là kể để 4 thứ quan trọng nhấn thêm để ta xem huyệt mà thôi.

(Trích: Địa đạo diễn ca - Địa lý tả ao)

Tam Nguyên phong thuỷ

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ