Khái Quát Chung Về Phong Thuỷ

(0)
Rốt cuộc phong thuỷ có phải là mê tín hay không, có căn cứ khoa học nào không?
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Rốt cuộc phong thuỷ có phải là mê tín hay không, có căn cứ khoa học nào không? Làm thế nào để lựa chọn vị trí kiến trúc của nhà ở? Việc trang trí nội thất và cách bố trí đồ vật trong gia đình có quan hệ gì với cát - hung hay không, quan hệ mật thiết của những điều này đối với cuộc sống hiện đại, tất cả đều cần phải có một sự lý giải thực sự khoa học.

 

Phong thuỷ là gì?

Quách Phác cùng cuốn Táng thư là một trong những đầu sách về phong thủy mà không ai yêu thích phong thủy là không biết đến (Ảnh minh họa)

Người đầu tiên trong lịch sử đưa ra định nghĩa cho Phong thuỷ là Quách Phác đời Tấn. Trong cuốn “Táng thư” ông viết: “Táng giả, thừa sinh khí giã, khí thừa phong thị tán, giới thuỷ tắc chỉ; cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi phong thuỷ”. Thanh thuỷ Phạm Nghi Tân viết trong “Táng thư”: “Vô thuỷ tắc phong đáo nhi khí tản, hữu thuỷ tắc khí chỉ nhi phong vô, cố phong thuỷ nhị tự vi địa chi họ chi tối, nhi kì chung dã đạt thuỷ chi địa vi thượng đẳng, dã tàng phong chi địa vi thứ đẳng”. Điều này có nghĩa là, phong thuỷ là một môn thuật số cổ đại có liên quan đến sinh khí, chỉ khi ngăn được gió, quy tụ được nước thì mới có thể có được sinh khí.

Vậy thế nào là sinh khí? “Lã thị xuân thu. Quý xuân” có viết: “Sinh khí phương thịnh, dương khí phát tiết”. Sinh khí là khí khi vạn vật sinh trưởng phát dục, là nguyên tố có thể toả ra sức sống.

Về cụm từ “phong thuỷ”, từ điển Từ hải đã định nghĩa như sau: “Phong thuỷ, còn gọi là kham dư, một loại mê tín của Trung Quốc cổ đại, cho rằng các loại hình thế như hướng gió, dòng nước,...có thể mang lại hoặc đuổi đi phúc cũng như hoạ của gia đình. Đây cũng là phương pháp chỉ Tướng trạch, tướng mộ”.

Những năm gần đây, các học giả đã có những cách giải thích khác nhau về định nghĩa của từ điển Từ hải. Khuynh hướng chủ yếu là không tán thành với cách đánh đồng Phong thủy với mê tín. Trong cuốn “Nghiên cứu lịch sử khoa học tự nhiên” soạn lần thứ nhất năm 1989, Doãn Hoàng Cơ Địa đã viết: “Phong thủy là một hệ thống đánh giá cảnh quan để tìm ra nơi có kiến trúc mang lại may mắn, đó là nghệ thuật bố cục tìm vị trí địa lý của Trung Quốc cổ đại, không nên căn cứ vào khái niệm của phương Tây mà đơn giản gọi nó là mê tín hay khoa học”.

Trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của nhiều người, thuật phong thủy không đặt nền móng trên sự mê tín và tín ngưỡng, mà đó chính là một ngành khoa học tự nhiên, đã được trải qua hàng nghìn thử nghiệm cùng thực hành.

Phong thủy là nghệ thuật giúp con người có thể sống hài hòa với thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên để cuộc sống được hoàn thiện hơn. Một khi cuộc sống đã hài hòa với thiên nhiên thì mỗi người chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn.

 

Nguồn gốc sự phát triển của phong thủy

Thuật Phong Thuỷ hình thành rất sớm,có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người thì con người từ khi sinh ra đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Từ đời nhà Chu đã có quá trình chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất màu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên tai. Vì vậy, thuật Phong Thuỷ nghe có vẻ huyền bí nhưng thực ra lại rất thực tế và gần gũi với đời sống.

 

Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển. Nhưng sự huyền bí của nó thể hiện ở chỗ, có rất nhiều các học phái khác nhau dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Vì vậy người ứng dụng Phong Thuỷ hiện đại đòi hỏi phải biết gạn đục khơi trong. Biết gạn bỏ những gì không hợp lý qua chiêm nghiệm thực tế và phát huy những gì đúng đắn nhất và quan trọng nhất là phù hợp với đời sống xã hội hiện đại ngày nay.

 

Trong lịch sử phát triển, thuật Phong Thuỷ hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng. Có một số trường phái lớn được biết đến như sau :

+ Phái Bát Trạch : Do Thái Kim Oanh phát triển và hoàn thiện trong tác phẩm Bát Trạch Minh Cảnh. Phái này căn cứ chủ yếu vào sự kết hợp giữa mệnh cung của chủ nhà với các hướng để luận tốt xấu và thiết kế nhà ở.

+ Phái Huyền Không : căn cứ vào môn Cổ Dịch Huyền Không, dùng Phi Tinh tức là sự vận động các luồng khí khởi nguồn từ Bát Quái để luận đoán tốt xấu. Phái này cũng đặc biệt chú trọng tới vận khí, tức là sự tốt xấu của căn nhà theo thời gian, còn được gọi là Trạch Vận. Qua đó dự đoán được tốt xấu cho căn nhà theo từng thời điểm để có phương án bài trí và sửa chữa hợp lý.

+ Phái cảm xạ Phong Thuỷ : Nghiên cứu về khí trường Phong Thuỷ và các nguồn năng lượng sinh học.

Ngoài 2 trường phái lớn trên còn hình thành nên một số trường phái khác với những đặc trưng về học thuật và công phu nghiên cứu khác nữa, ví dụ :

+ Phái Dương Trạch Tam Yếu : do Triệu Cửu Phong khởi xướng, sau là Lộc Dã Phu phát triển trong hai tác phẩm Dương Trạch Tam Yếu và Dương Cơ Chứng Giải

+ Phái Huyền Thuật Phong Thuỷ: Là môn Phong Thuỷ bí truyền trong dân gian, được truyền theo lối tâm truyền, không mấy phổ biến. Phái này chuyên nghiên cứu việc phát hiện và trấn yểm các Long Mạch, chủ yếu áp dụng cho mộ phần.

 

Tóm lại, Phong Thuỷ là một nghệ thuật bài trí không gian, rất tinh túy, tuy nhiều bí ẩn nhưng nếu hiểu được và áp dụng đúng thì sẽ mang lại những hệ quả hết sức lớn lao nằm ngoài những nỗ lực về trí tuệ và sức lực thuần túy của con người.

Tam Hợp Phái là gì ?

Có thể nói người học huyền đều có ít nhất một lần nghe qua, người học bát trạch thì cho rằng đây chỉ dùng cho âm trạch người học huyền không thì cho rằng đây là ngụy phái, Tuy nhiên thế sự dù có đảo điên con tạo dù có xoay vần cỡ nào thì Tam Hợp Phái vẫn luôn có chỗ đứng của nó trong môn phong thủy, chẳng phải dễ dàng gì mà Tam hợp phái được lưu truyền rộng rãi như vậy trong tài liệu sách vở của ta lẫn tàu.

 

Tam Hợp Phái đã có một truyền thống lâu đời có thể xem là sớm nhất trong các phái phong thủy, tuy nhiên do Tam Hợp Phái lấy căn bản lý thuyết từ rất nhiều nguồn khác nhau nên muốn tìm xem nó xuất phát từ đâu là rất khó, chính cái tính bao quát này khiến cho Tam Hợp Phái luôn bị các phái huyền không cho rằng ngụy thuyết hỗn tạp.

 

Tam Hợp Phái phép lưu truyền rộng rãi nhất chính là Trường Sinh thủy pháp, Trường Sinh thủy pháp về cách làm thì có vẻ rất đơn giản nhưng khi đi thực địa hay áp dụng vào huyệt địa mới thấy cơ mang nào những điều phải quan tâm. Chỉ tiếc là do một phần ít lưu truyền một phần bị suy nghĩ sai lệch nên muốn gây dựng một học thuyết Tam Hợp hoàn chỉnh trở nên bất khả thi. Tuy nhiên khi đọc các sách của cụ Tả Ao hay nhiều thầy phong thủy nước ta từ trước bóng dáng của Tam Hợp phái vẫn luôn hiện hữu vẫn luôn là đệ nhất pháp về âm trạch.

 

Câu truyện của Thẩm Trúc Nhung và 80 thầy phong thủy tam hợp về âm trạch cuộc đầm Tý Ngọ đâu mới là chân tướng của việc này e là khó biết được ,nhưng chỉ vì một trường hợp mà quy kết hoàn toàn cho Tam Hợp có quá thiển cận không, Phong thủy không phải là định lý toán học, phong thủy luôn có tính tương đối chính tính tương đối này làm cho cổ nhân ta đúc kết nên câu : Tiên tích đức hậu tầm long.

 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ