Các nghi thức lễ khi làm nhà

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Do đó, Các nghi thức lễ khi làm nhà gia chủ cần hiểu rõ nguồn gốc cũng như các vật dụng cần chuẩn bị để có Lễ động thổ suôn sẻ, giúp việc xây nhà thêm thuận lợi nhằm an cư lạc nghiệp trong tương lai. Làm nhà là một trong những việc rất trọng đại trong đời của người Việt Nam, liên quan tới sinh mệnh của những người sẽ sống trong ngôi nhà đó. Bởi vậy, người ta rất chú trọng tới các nghi thức, các bước phải làm lễ cúng. Ngoài việc chọn hướng nhà sao cho hợp tuổi gia chủ, còn chú ý tới lễ động thổ, lên tầng, cất nóc. Thậm chí còn có người chú ý tới các cung số khi làm cửa, làm cầu thang sao cho rơi vào cung tốt như cung “sinh” chứ không rơi vào cung “tử”.

1. LỄ ĐỘNG THỔ

Sau khi xem ngày động thổ hợp với tuổi gia chủ, người ta làm lễ động thổ (cúng thần đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh. Ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải có con gà, đĩa xôi, hương hoa. Sau khi làm lễ, gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát cuốc đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó mới cho thợ đào móng.

Ví dụ lời khấn như sau:

“Kính lạy Đông trù tư mệnh

Táo phủ Thần quân

Long mạch thổ thần - cập thổ

Chủ vị thần tài - thông minh, chính trực

Chí thần chí linh

Xưa, thần vâng mệnh thiên đình

Đông trù chấp trưởng chấp hành nghiêm trang

Thay trời giáng phúc trừ ương

Xem xét thiện ác một phương không lầm

Thiền chủ lễ bạc thành tăm

Chừng nào đắc lễ chẳng lầm chẳng sai

Vun trồng hoè, quế xanh tươi

Trẻ già mạnh khỏe, người người an khang

Trót lầm xin xá, xin thương

Để cho con được mở đường thành tâm

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

Làm ăn phú quý, bớt phần nguy nan.

Nay nhân ngày ... tháng ... năm ... giờ ...

Tín chủ con tên là .... Cùng vợ (chồng), con trai (con gái) .... Cháu ....

Ngụ tại thôn .... Xã .... Huyện .... Tỉnh .... (hoặc số nhà .... Phố .... Phường …Quận Thành phố ....)

Thành tâm kính dâng lễ vật gồm: hương đăng ... cung thỉnh chư vị đồng lai hiến hưởng. Chấp kỳ lễ bạc, phù hộ độ trì cho chúng con.

                                                                                                     Cẩn cáo!!!”

Khi xây nhà, người ta làm lễ cất nóc, chữ gọi là Thượng lương. Nóc đối với ngôi nhà quan trọng, vì không có nóc không thành nhà. Khi làm lễ, chủ nhà nhờ người xem ngày, chọn giờ để sau này gặp may mắn, bình an. Đúng ngày giờ đã chọn, người ta bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh sườn nhà. Một miếng vải đỏ có đề ngày tháng cử lễ và mấy chữ “Khương Thái công tại thử” nghĩa là “Ông Khương Thái công ở đây” được trao vào chiếc đòn chính này. Cũng có nhà thay miếng vải đỏ bằng một lá bùa bát quái để trừ tà ma. Cùng với đó, người ta còn làm lễ mời thầy pháp tới cúng và làm lễ cáo gia tiên. Lễ xong có đốt pháo, tiếng pháo vừa thể hiện sự vui vẻ, vừa đuổi tà ma.

Chọn đất làm nhà cũng vậy, chọn hướng nhà là tối quan trọng trong việc xây cất. Tuy nhiên, trước khi làm nhà, người ta phải xem hướng nhà để biết vận đất có lợi cho việc xây cất hay không. Nếu không phải đợi năm khác. Đất phải chọn nơi cao ráo, để có thể tận dụng được cái khí của đất trời.

Cùng với nơi đất tốt, hướng nhà phải hợp với lẽ thuận nghịch của âm dương. Khi chọn hướng nhà phải tránh góc ao, đao đình hoặc một con đường đâm thẳng vào nhà để tránh những ảnh hưởng không tốt về phong thuỷ.

>>>> ĐỌC NGAY: Văn khấn động thổ làm nhà, sửa nhà đầy đủ, chi tiết

2. LÀM CỔNG NGÕ

Người xưa rất coi trọng việc xây dựng cổng ngõ, coi cổng ngõ là bộ mặt của ngôi nhà. Trong khi làm nhà, dân ta thường theo phương pháp của tổ sư thổ mộc Lỗ Ban, người đã áp dụng thuyết tám vật đồng thể của phương Đông.

Người ta quan niệm cổng ngõ hư thủng, trộm cướp có thể dòm ngó; vách cửa lệch lạc tức tâm người không chính; cửa cao hơn nhà, con người sẽ có tâm kiêu ngạo, nạn tuyệt hậu do đó mà ra. Người ta cũng không bao giờ làm cổng ngõ đâm thẳng vào gian giữa nhà chính, cổng thường được làm cạnh dãy nhà phụ và cổng phải xứng với nhà.

3. CÚNG TRẤN TRẠCH

Người xưa cho rằng khi sức khỏe những người trong gia đình hoặc việc làm ăn không tốt có thể do nhà cửa bị động, hoặc vì hướng nhà, hướng ngõ không hợp với tuổi gia chủ, hoặc có một con đường đâm thẳng vào gian nhà chính, hoặc mạch đất phía dưới ngôi nhà bị đào bới. Bên cạnh việc, xem ngày vào nhà mới thì muốn khắc phục những điều không tốt trên, gia chủ phải xoay làm lễ trấn trạch. Có trường hợp người ta lại cho rằng bếp có động, bởi nơi ở của Táo quân chưa được giữ gìn sạch sẽ.

4. ĂN MỪNG NHÀ MỚI

Khi làm xong nhà mới, chủ nhà sẽ chọn ngày lành tháng tốt tới ở. Sau đó làm lễ, có cỗ bàn thịnh soạn mời bà con họ hàng, bạn bè đến ăn mừng nhà mới (lễ tân gia) và cáo gia tiên.

Lễ Tân gia thường được tổ chức long trọng hơn lễ cất nóc. Những người được mời đến dự thường mang lễ vật tới mừng như câu đối, các bức đại tự, trầu cau...

Ví dụ lời khấn cáo yết Táo quân thổ thần như sau:

“Hôm nay, ngày tháng năm ....

Tại thôn,...,xã huyện tỉnh ....

Tín chủ con là:

Trước án tạo Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân

Kính cẩn tâu rằng:

Ngài giữ ngôi Tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Trừ tai cứu hoạ

Bảo vệ dân lành

Nay bản gia hoàn tất công trình

Chọn ngày lành gia đình nhóm lửa

Nhân lễ khánh hạ

Kính cẩn tâu trình

Cầu xin gia đình

An ninh khang thái

Làm ăn tiến tới

Tài lộc dồi dào

Cửa rộng nhà cao

Ngoài êm trong ấm

Vợ chồng hoà thuận

Con cháu sum vầy

Cúi nhờ ân cao đức dầy

Đoái thương phù trì bảo hộ.

                                                  Cẩn cáo!!!”

 >>>> TÌM HIỂU THÊM: 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ