Cách Thức Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng 3 Ngày Tết

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Cúng 3 ngày tết là tập tục đã có từ lâu đời của người dân Việt. Tuy nhiên làm thế nào để chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày tết cho thật đầy đủ và tươm tất? Mời các bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây. \

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

Khái Quát Về Mâm Cúng 3 Ngày Tết

Cúng 3 ngày tết (mùng 1, mùng 2 và mùng 3) là truyền thống tốt đẹp đã có từ lâu đời của dân tộc Việt. Mục đích của tục cúng này là để cầu một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên ý nghĩa riêng biệt của tập tục này cũng như cách bày mâm cơm cúng thế nào cho phù hợp là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.

Tết đến cũng là thời điểm linh thiêng mà ai cũng cầu mong một năm tốt lành sẽ đến với mình và các thành viên trong gia đình. Vì vậy việc chuẩn bị mâm cúng cũng thường được các gia chủ chuẩn bị khá chu đáo.

Mâm Cơm Cúng 3 Ngày Tết

Để có một cái Tết trọn vẹn nhất với mong muốn mọi điều tốt lành, thuận buồm xuôi gió trong năm mới, mỗi năm khi tết đến xuân về và đặc biệt là trong 3 ngày tết, gia chủ thường chuẩn bị mâm cơm cúng với những món ăn và cách bày biện sao cho hợp lý nhất.

Mâm cơm cúng 3 ngày tết tương ứng lần lượt cho từng ngày như sau:

Mâm Cơm Cúng Ngày Mùng 1 Tết

Sáng mùng 1 là buổi sáng bắt đầu một năm mới (Theo tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là khởi đầu còn “đán” là buổi sáng sớm) và gia chủ thường làm một mâm cỗ cúng để mời bề trên nhằm tỏ lòng thành kính. Mâm cơm cúng ngày mùng 1 vì vậy còn gọi là cơm cúng tết nguyên đán, cúng ông bà tổ tiên.

Mâm cơm cúng ngày mùng 1 tết thường được các gia chủ chuẩn bị rất chu đáo và trang trọng để mời ông bà tổ tiên với mong muốn cầu những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

Các vật phẩm dùng để cúng ngày mùng 1 thường bao gồm: mâm ngũ quả, bánh chưng (hoặc bánh tét), hương hoa, đèn, trầu cau, nến, trà, rượu, giấy tiền vàng mã. Mâm cỗ cúng có thể là cỗ mặn hoặc chay nhưng cần được chế biến thơm ngon và bày biện bắt mắt, trang nghiêm.

>>>> XEM THÊM: Cách bao sái, tỉa chân nhang ngày 23 tháng chạp đúng

Các bát trên mâm cỗ cúng ngày mùng 1 tết bao gồm: Một bát bóng thả và nước dùng gà hoặc canh rau củ thái hình hoa, một bát miến nấu lòng gà, một bát măng khô ninh thịt lợn.

Các đĩa gồm có: Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến nhưng được chuẩn bị từ chiều 30 Tết vì đầu năm mọi người kiêng sát sinh), đĩa nem, đĩa giò xào, giò lụa, đĩa xôi gấc, đĩa nộm, bánh chưng, mứt Tết.

Tùy theo từng vùng, các món trong mâm cỗ cúng trên sẽ có sự thay đổi linh hoạt. Tuy nhiên chúng đều là những món ăn truyền thống được gia chủ chế biến cầu kì và thể hiện rõ lòng thành của mình.

Mâm Cơm Cúng Ngày Mùng 2 Tết

Đây là mâm cơm cúng thần linh, gia tiên. Sau bữa cúng tất niên ngày 30 và cúng mùng 1 thì mâm cỗ cúng ngày mùng 2 cũng gần giống như vậy. Mâm cơm cúng mời thần linh và gia tiên về ăn cơm với mong muốn thần linh sẽ phù hộ cho con cháu và toàn thể gia đình.

Mâm cơm cúng mùng 2 về cơ bản cũng tương tự như ngày mùng 1 và có thể thay đổi (thêm bớt) một chút cho bắt mắt và mới lạ. Cụ thể sẽ bao gồm: bánh chưng, gà luộc, nem rán, giò thủ hoặc chả lụa, dưa muối, 1 đĩa xào (hoặc nộm), một bát canh rau củ quả…

Tùy theo điều kiện cũng như từng vùng miền mà mâm cơm cúng trên sẽ có sự khác biệt. Riêng với các gia đình miền Bắc thường rất xem trọng việc cúng 3 ngày tết nên họ chuẩn bị mâm cỗ cúng rất thịnh soạn và kỳ công. Còn mâm cỗ cúng miền Trung và miền Nam thường linh động hơn tùy vùng miền.

Ở miền Nam và miền Trung, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng với món ăn truyền thống như: thịt kho tàu hoặc bò rim, canh khổ qua nhồi thịt, gỏi - nộm và đặc biệt thường sẽ có thêm 1 quả dưa hấu đỏ (với mong muốn cầu mong 1 năm may mắn, thuận lợi…).

Cũng có nhà chuẩn bị mâm cơm cúng ngày mùng 2 tết rất thịnh soạn như một mâm cơm gia đình để mời bề trên về ăn cùng con cháu. Trong mâm cỗ này có thể sẽ có thêm một lọ hoa tươi cùng trà rượu.

Mâm Cơm Cúng Ngày Mùng 3 Tết

Đây là mâm cơm cúng tiễn chân gia tiên (hay còn gọi là cúng hóa vàng). Theo phong tục thờ cúng của Việt Nam đây là ngày cúng rất quan trọng và các gia đình thường xem trọng ngày cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu cho chuỗi ngày hanh thông, may mắn trong cả năm sau đó.

Lễ hóa vàng có thể khác nhau tùy theo điều kiện từng gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản mâm cơm cúng ngày mùng 3 tết thường có các món lễ vật sau:

  •  Một mâm cỗ mặn với: bánh chưng, thịt luộc, thịt kho, nem rán, gà luộc, giò chả, canh, rượu...
  •  Mâm ngũ quả.
  •  Hương hoa (hoa tươi) + Bánh kẹo, mứt.
  •  Trầu cau, thuốc lá.
  •  2 cây mía (để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể dùng để gánh đồ cúng về trời).
  •  Tiền âm phủ, vàng mã (mỗi loại một ít).

 

Lời Kết

Ngày nay, mâm cơm cúng 3 ngày tết đã có nhiều thay đổi và được biến tấu sao cho phù hợp với điều kiện từng gia đình. Tuy nhiên, dù có thay đổi và biến tấu ra sao thì mâm cơm cúng đó đều được bày biện rất bắt mắt, trang trọng và thể hiện rõ lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh và gia tiên.

Những ngày tết đang đến rất gần. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp các gia đình chuẩn bị và bày biện mâm cỗ cúng cho phù hợp nhất với điều kiện của gia đình mình. Chúc các bạn và gia đình có một mùa tết may mắn và an vui!

>>>> XEM THÊM:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ