Hai mươi tư tiết khí

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Xem ngay hai mươi tư tiết khí chi tiết từ Phong Thủy Tam Nguyên.

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

  1. Lập Xuân

Sao Bắc Đẩu chỉ Đông Bắc, đường hoàng đạo của mặt trời là 315 độ, là tiết khí đầu tiên trong hai mươi tư tiết khí. Điều đó có nghĩa là bắt đầu vào mùa xuân. Qua ngày lập xuân, vạn vật hồi sinh, sông động và bắt đầu một năm với bốn mùa.

  1. Vũ Thủy

Sao Bắc Đẩu chỉ Nhâm (ngôi thứ chín trong thiên can), đường hoàng đạo của mặt trời là 330 độ. Lúc này, gió xuân thổi khắp nơi, băng tuyết tan, khí hậu ẩm ướt, lượng mưa càng nhiều, vì vậy gọi là "Vũ Thủy". Mọi người thường nói "Lập Xuân trời ấm dần, Vũ Thủy đem đến mùa màng bội thu".

  1. Kinh Trập

Sao Bắc Đẩu chỉ Đinh (ngôi thứ tư trong thiên can), đường hoàng đạo của mặt trời là 345 độ. Tiết khí này biểu thị sau tiết khí "Lập Xuân", khí trời ấm áp, bắt đầu có sấm mùa xuân, các loài động vật ngủ đông bắt đầu thức dậy hoạt động, vì vậy gọi là "Kinh Trập" (các loài động vật ngủ đông thức dậy). Ngạn ngữ nói: "Khi Kinh Trập đến, trời ấm áp, ếch nhái kêu". "Kinh Trập cày đất, Xuân Phân địa khí thông".

  1. Xuân Phân

Sao Bắc Đẩu chỉ Nhâm, đường hoàng đạo của mặt trời là 0 độ. Ngày Xuân Phân, mặt trời ở phía trên đường xích đạo. Đây là điểm giữa trong 90 ngày của mùa xuân. Trong ngày này, Nam bán cầu và Bắc bán cầu có ngày và đêm dài bằng nhau, vì vậy gọi là "Xuân Phân". Ngày Xuân Phân, âm dương tương đương, cho nên ngày đêm bằng nhau, nóng lạnh đều nhau. Sau ngày này, vị trí ánh sáng mặt trời chuyển dần về phương Bắc, nên Bắc bán cầu có ngày dài đêm ngắn. Vậy nên "Xuân Phân" là bắt đầu mùa xuân ở Bắc bán cầu. Các loại cây trồng vụ đông bắt đầu giai đoạn sinh trưởng vào mùa xuân.

  1. Thanh Minh

Sao Bắc Đẩu chỉ Đinh, đường hoàng đạo của mặt trời là 15 độ. Lúc này, khí hậu trong lành, ấm áp, cây cỏ đâm chồi nảy lộc, vạn vật bắt đầu sinh trưởng. Người nông dân bận rộn với mùa màng. Trước đây, cứ đến ngày Thanh Minh, một số gia đình đều cắm trước cửa cành dương liễu, ra ngoài thành vui chơi, đi tảo mộ.

  1. Cốc Vũ

Sao Bắc Đẩu chỉ Quý (ngôi thứ mười trong thiên can), đường hoàng đạo của mặt trời là 30 độ, có ý nghĩa là "nước mưa sinh ngũ cốc", do nước mưa trải đều khắp nơi, ngũ cốc có thể sinh trưởng.

  1. Lập Hạ

Sao Bắc Đẩu chỉ Đông Nam, đường hoàng đạo của mặt trời là 45 độ, đó là bắt đầu mùa hè. Từ đây bắt đầu vào hè, vạn vật phong phú, dồi dào. Theo thói quen, "Lập Hạ" là tiết khí quan trọng, độ ẩm không khí tăng cao, nắng nóng sẽ tới, sấm chớp và mưa càng nhiều, cây trồng sinh trưởng mạnh mẽ, dồi dào.

  1. Tiểu Mãn

Sao Bắc Đẩu chỉ Giáp (ngôi thứ nhất trong thiên can), đường hoàng đạo của mặt trời là 60 độ, bắt đầu từ "Tiểu Mãn", các nông sản mùa hè là đại mạch, tiểu mạch kết hạt chắc mẩy, nhưng vẫn chưa chín, vì vậy gọi là "Tiểu Mãn".

  1. Mang Chủng

Sao Bắc Đẩu chỉ Kỷ (ngôi thứ sáu trong thiên can), đường hoàng đạo của mặt trời là 75 độ. Đây là lúc thích hợp nhất để gieo trồng các loại ngũ cốc có râu như: lúa muộn, kê nếp, kê. Nếu quá thời gian này mới gieo thì hạt sẽ không chín. Đồng thời, "Mang" chỉ các loại đại mạch, tiểu mạch, còn "Chủng" là chỉ giống. "Mang Chủng" chỉ sự chín của các loại lúa mỳ. Thời điểm trước và sau "Mang Chủng", lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao, mưa gió liên miên, không khí rất ẩm ướt, thời tiết bất thường, oi bức khiến cho đồ dùng và quần áo dễ bị ẩm, mốc. Vì vậy, thường gọi là "mùa mưa phùn", "mùa ẩm thấp".

  1. Hạ Chí

Sao Bắc Đẩu chỉ hướng Ất (ngôi thứ hai trong thiên can), đường hoàng đạo của mặt trời là 90 độ. Khi mặt trời đến đúng "điểm hạ chí", ánh sáng gần như chiếu thẳng đường chí tuyến Bắc, buổi trưa mặt trời cao nhất. Trong ngày này, Bắc bán cầu có ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất, từ ngày này, bắt đầu thời tiết nắng nóng, vạn vật sinh trưởng, phát triển dồi dào. Vì vậy, từ xưa đã gọi ngày này là "Nhật Bắc Chí", tức là ngày mặt trời quay đến điểm cao nhất ở phía Bắc. Qua ngày Hạ Chí, mặt trời dần dần quay xuống phía Nam, ở Bắc bán cầu, ban ngày ngày càng ngắn, ban đêm ngày càng dài.

>>>> XEM THÊM: Tìm hiểu ngay về hai mặt của số đào hoa

  1. Tiểu Thử

Sao Bắc Đẩu chỉ Tân (ngôi thứ tám trong thiên can), đường hoàng đạo của mặt trời là 105 độ, thời tiết đã rất nóng nhưng vẫn chưa nóng nhất, vì vậy gọi là "Tiểu Thử" (Thử có nghĩa là nóng). Đây là trước hoặc sau mười ngày đầu trong ba mươi ngày nóng nhất trong mùa hè.

  1. Đại Thử

Sao Bắc Đẩu chỉ Bính (ngôi thứ ba trong thiên can), đường hoàng đạo của mặt trời là 120 độ, "Đại Thử" là lúc thời tiết nóng nhất trong năm, đã đến hai mươi ngày còn lại nóng nhất trong năm. Phải thực hiện chống nắng, giảm độ ẩm. Lúc này, lượng mưa lớn, có câu ngạn ngữ "Tiểu Thử, Đại Thử, chuột chết đuối". Phải chú ý phòng chống lũ lụt.

  1. Lập Thu

Sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tây Nam, đường hoàng đạo của mặt trời là 135 độ. "Thu" có nghĩa là cây trồng đã chín. Từ ngày này, bắt đầu vào mùa thu, không khí mát mẻ, trăng thanh gió mát. Từ đây, nhiệt độ bắt đầu giảm.

  1. Xử Thử

Sao Bắc Đẩu chỉ Mậu, đường hoàng đạo của mặt trời là 150 độ. Lúc này đã đến cuối mùa hè, nắng nóng không còn, là thời điểm chuyên đổi nhiệt độ xuống thấp, đánh dấu tiết trời lạnh đã đến, và biểu thị mùa hè kết thúc.

  1. Bạch Lộ

Sao Bắc Đẩu chỉ Quý, đường hoàng đạo của mặt trời là 165 độ, thời tiết chuyển sang lạnh, hơi nước trên mặt đất kết thành sương nhiều nhất trong năm.

  1. Thu Phân

Sao Bắc Đẩu chỉ Kỷ, đường hoàng đạo của mặt trời là 180 độ, cũng giống "Xuân Phân", ánh sáng gần như chiếu thẳng ở xích đạo, ngày đêm dường như dài bằng nhau. Bắt đầu từ ngày này, vị trí ánh sáng chiếu thẳng di chuyển từ xích đạo xuống phía Nam, Bắc bán cầu bắt đầu có ngày ngắn, đêm dài.

  1. Hàn Lộ

Sao Bắc Đẩu chỉ Giáp, đường hoàng đạo của mặt trời là 195 độ. Sau "Bạch Lộ", thời tiết chuyển sang lạnh, bắt đầu xuất hiện sương, đến ngày "Hàn Lộ", ngày có sương nhiều lên, nhiệt độ càng thấp. Cho nên có người nói "Hàn" là khí của "Lộ", trước trắng sau lạnh, nghĩa là thời tiết dần chuyển sang lạnh, hơi nước đọng lại thành những hạt sương màu trắng.

  1. Sương Giáng

Đường hoàng đạo của mặt trời là 210 độ, thời tiết rất lạnh, bắt đầu có sương giá, vì vậy gọi là "Sương Giáng".

  1. Lập Đông

Đường hoàng đạo của mặt trời là 225 độ, dân gian gọi ngày này là bắt đầu vào mùa đông. Chữ "Đông" lấy từ ý chữ cuối cùng, là chỉ kết thúc một năm công việc đồng áng, thu hoạch xong mùa màng, bắt đầu cất giữ.

  1. Tiểu Tuyết

Đường hoàng đạo của mặt trời là 240 độ. Nhiệt độ hạ thấp, bắt đầu có tuyết rơi, nhưng vẫn chưa đến thời kỳ tuyết rơi trắng xóa, vì vậy gọi là "Tiểu Tuyết".

  1. Đại Tuyết

Đường hoàng đạo của mặt trời là 255 độ. Mùa đông khắc nghiệt.

  1. Đông Chí

Đường hoàng đạo của mặt trời là 270 độ, đến ngày này, ánh sáng gần như chiếu thẳng xuống đường chí tuyến Nam. Bắt đầu bước vào những ngày lạnh. Thiên văn học quy định ngày này là bắt đầu mùa đông ở Bắc bán cầu. Nhưng sau ngày "Đông Chí", vị trí ánh sáng chiếu thắng của mặt trời dần chuyển về phía Bắc, ban ngày ở Bắc bán cầu dần kéo dài hơn, ngạn ngữ có câu: "Qua ngày Đông Chí, mỗi ngày ban ngày dài hơn một đoạn".

  1. Tiểu Hàn

Đường hoàng đạo của mặt trời là 285 độ, sau ngày "Tiểu Hàn", bắt đầu bước vào mùa giá rét. "Tiểu Hàn", thời tiết giá rét. "Tiểu Hàn" có nghĩa là tuy thời tiết giá rét nhưng vẫn chưa tới cực điểm.

  1. Đại Hàn

Đường hoàng đạo của mặt trời là 300 độ, "Đại Hàn" có nghĩa là thời tiết rét đến cực điểm. Trước hoặc sau "Đại Hàn" là thời tiết lạnh nhất của một năm. Đã đến những ngày giá rét nhất, ngạn ngữ có câu: "Lạnh nhất là những ngày này". Sau "Đại Hàn" là đến "Lập Xuân", thời tiết dần ấm áp. Đến đây, trái đất hoàn thành một vòng tuần hoàn quanh mặt trời.

Hàm ý của tiết khí cho ta biết, hai mươi tư tiết khí có thể phân thành bốn loại:

  1. Biểu thị sự chuyển đổi của nóng và lạnh có 8 tiết khí: "Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí".
  2. Biểu thị sự biến đổi nhiệt độ có 5 tiết khí: "Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn".
  3. Phản ánh lượng mưa có 7 tiết khí: "Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết".
  4. Phản ánh chu kỳ của động thực vật và việc nhà nông có 4 tiết khí: "Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng".

Việc lập ra hai mươi tư tiết khí là thành tựu quan trọng của nền khoa học. Đến nay, nó vẫn có ý nghĩa thực tế to lớn trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.

>>>> XEM THÊM:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ