Ngũ hành

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ngũ hành là “nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại”. Tức năm hành “thủy, hoả, thổ, mộc, kim”.

1. Thế nào là "Ngũ hành"?

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là “nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại”. Tức năm hành “thủy, hoả, thổ, mộc, kim”. Để dễ nhớ ngũ hành tương sinh và tương khắc, cần học thuộc những vần thơ mộc mạc đơn giản sau:

Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên

Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thủy sinh mộc)

Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hoả)

Tro tàn tích lại đất vàng thêm (hoả sinh thổ)

Lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim)

Kim loại vào lò chảy nước đen  (kim sinh thủy)

Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay

Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ)

Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thủy)

Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thủy khắc hoả)

Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hoả khắc kim)

Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc)

>>>> XEM THÊM: Kiến thức phong thủy từ A-Z cho người mới bắt đầu

2. Thuyết ngũ hành

Ngũ hành là: Kim, mộc, thủy, hoả, thổ.

Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên. Theo tính chất thì thủy là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên. Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng. Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay. Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.

Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.

Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng.

Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Theo luật tương sinh thì thủy sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thủy thì kim là mẹ của thủy, thủy lại sinh ra mộc vậy mộc là con của thủy.

Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.

Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thủy, thủy lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậy lại tiếp diễn mãi.

Trong tình trạng bình thường, sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai quan hệ: Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó.

Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.

Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau. Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.

 Quy luật chế hoá ngũ hành là:

Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.

Hoả khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hoả.

Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ.

Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.

Thủy khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thủy.

Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi hình dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.

Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là kim tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó. Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên.

Cũng trong hình quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ