ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ QUAN TRUNG HOA

(0)
Âm Dương Ngũ Hành là một trong những học thuyết ưu tú nhất của phương Đông cổ đại. Học thuyết này được dùng làm kim chỉ nam để lý giải nhiều vấn đề phức tạp của tự nhiên, xã hội trong suốt một thời gian dài
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Âm Dương Ngũ Hành là một trong những học thuyết ưu tú nhất của phương Đông cổ đại. Học thuyết này được dùng làm kim chỉ nam để lý giải nhiều vấn đề phức tạp của tự nhiên, xã hội trong suốt một thời gian dài. Thuyết Âm Dương Ngũ Hành ngày nay đã có nhiều cải biến nhưng giá trị mà nó mang lại là không thể phủ nhận.

1. Lược sử :

Cuốn sách Kinh dịch của Khổng Tử là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa (Ảnh minh họa)

Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, Kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truyền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi. Theo truyền thuyết, người nhận thức được các lẽ Âm Dương biến hóa của trời đất, vạn vật là vua Phục Hy (khoảng 44 thế kỷ trước công nguyên), người minh thị đề cập đến cái đúng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ (khổng 22 thế kỷ trước Tây lịch). Đến thế kỉ thứ 3 trước Tây lịch, tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông), có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào kinh Dịch, đã phổ biến và hết tinh thần và công dụng của Âm Dương, Ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn vào con người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễn như người khai phá ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý-Số do các học giả đời Tống sau nay sáng lập. Đến đời Hán, học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch-20Tây lịch) tham bác Kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý-Số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh. Đến đời Tống sơ (khoảnh thế kỉ 10), một nhân vật Đạo gia kiêm Nho gia là Trần Đoàn, tự là Đồ Nam, hiệu là Hi Di tiên sinh, tinh thông cả Lý-Số học của các nhà đi trước đã tổng hợp các kiến giải về lý Thái cực của vũ trụ, lấy lượng số mà xét sự vận chuyển của Trời Đất, suy diễn ra hành động của vạn vật mà áp dụng các hiệu quả của lý Thái cực vào Nhân tướng học đến giải đoán tâm tình, vận số của con người, mở đầu cho Lý-Số học và Tướng số học. Từ đó về sau, quan niệm Âm Dương, Ngũ hành được áp dụng rộng rãi vào Nhân tướng học và thành ra một thành tố bất khả phân trong tướng thuật. 

 

2. Nội dung của thuyết Âm Dương, Ngũ hành :

Theo cổ Nhân Trung hoa, lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn, không có hình dạng rõ ràng được gọi là thời Hỗn mang. Trong sự Hỗn mang đó, bàng bạc cái lẽ vô hình linh diệu gọi là Thái cực. (Sở dĩ gọi nó là Thái cực vì nó huyền bí và vô tận nên không thể xác định rõ bản thể của nó ra sao).

 

Tuy nhiên, dù không biết được cái chân tính và cái chân chất của cái lẽ Thái cực huyền vi song ta có thể dựa vào sự quan sát về tính cách biến hóa của vạn vật mà suy ra được cái động thể của Thái cực. Căn bản của sự biến hóa được biểu lộ bằng hai trạng thái tương phản là Động và Tĩnh. Động gọi là Dương, tĩnh gọi là Âm. Dương lên đến cực độ lại biến ra Dương. Hai cái trạng thái tương đối của cái Bản thể nguyên khởi duy nhất (Thái cực) cứ tiếp diễn mãi, điều hợp với nhau, sinh sinh hoá hóa không ngừng mà sinh ra Trời Đất, Người cùng vạn vật. Vì Âm Dương phối hợp đun đẩy lẫn nhau nên có sự biến chuyển, Sự biến chuyển chính là nền tảng của Dịch. Do đó, trong phần chù giải kinh Dịch, Khổng Tử đã nói:  "Âm nhu Dương cương, Cương nhu tương thôi sinh nhi biến hóa "(nghĩa là Âm thì mềm, Dương thì cứng, cứng mềm đun đẩy nhau chuyển hóa thành thiên hình vạn trạng).

Theo cổ nhân, mỗi chu trình gồm 4 giai đoạn :

  1. a) Nguyên : khởi đầu của sự biến hóa
  2. b) Hanh : sự thông đạt, hội hợp các thành tố.
  3. c) Lợi: sự thỏa đáng các điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng.
  4. d) Trinh: sự thành tựu chung cuộc của một chu trình sinh ra sự vật.

Biến hóa là ngoại biểu của Thái cực mà đạo Dịch căn cứ trên sự biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó, Kinh Dịch mô tả diễn trình tiến hóa (Dịch) một cách khái quát như sau:

"Dịch hữu Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh Ngũ hành: đạo Dịch có nguồn gốc là Thái cực, Thái cực sinh ra hai Nghi (Âm và Dương), hai Nghi sinh ra bốn Tương (bốn trạng thái tượng trưng là bốn mùa : xuân, hạ thu, đông), bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất), tám Quẻ sinh ra năm Hành (năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)

Khởi đầu của sự biến hóa rất đơn giản, rồi từ cái đơn giản đó mà chuyển hóa dần dần thành cái phồn tạp. Vì Âm Dương là hai thành tố đầu tiên trong vũ trụ, nên kinh Dịch chọc là biểu tượng căn bản và tượng trưng bằng hai cái vạch đơn giản:

- Vạch liên tục (-) tượng trưng cho Dương.

- Vạch gián đoạn (- -) tượng trưng học Âm.

 

Trong phép biến hóa để sinh ra Bát quái, hai vạch tượng trưng cho Âm Dương lần lượt chồng chất lên nhau theo nền tảng Tam Tài mà thành ra tám Quẻ căn bản với hình dạng và ý nghĩa tượng trưng sau đây :

1-Kiền tượng trưng cho Trời.

2-Đoài tượng trưng cho Đầm, Ao

3-Ly tượng trưng cho Lửa

4-Chấn tượng trưng cho Sấm

5-Tốn tượng trưng cho Gió

6-Cấn tượng trưng cho Núi

7-Khảm tượng trưng cho Nước

8-Khôn tượng trưng cho Đất.

 

Đó là tám Quẻ nguyên thủy gọi là "Tiên thiên Bát quái"do vua Phục Hy (4477-4363) trước Tây lịch vạch ra để giải thích cái lẽ Âm Dương biến hóa của Thái cực.

Về sau vua Hạ Vũ (2205-2163) trước Tây lịch đặt ra Cửu Trù (chín phép lớn) phối hợp với Bát quái và tính cái số của Ngũ hành trong việc giải thích lẽ biến hóa của vũ trụ và vạn vật. Tới đời Tây Chu, vua Văn Vương, trong thời gian bị giam ở ngục Dũ Lý (khoảng thế kỷ 11 trước Tây lịch) đã dành thì giờ nhàn rỗi diễn lại các quẻ tiên thiên Bát quái của Phục Hy thành tám quẻ, Bát quái mới gọi là hậu thiên bát quái với các ý nghĩa thiên về nhân sự để dùng vào việc bói toán và suy ngẫm việc người. Con Văn Vương là Chu Công Đán về sau có giải thích thêm đôi chút về ý nghĩa và công dụng của quẻ Bát quái, nhưng rất ngắn và mơ hồ, chỉ có các kẻ có thiên tư đặc biệt được tâm truyền mới ánh Mắt hiệu được. Tình trạng của Dịch lý từ thượng cổ đến trước khi Khổng Tử ra đời chỉ có như thế mà thôi. Đến đời Đông Chu, Khổng Tử (511-478 trước Tây lịch) đem kiến giải của mình bổ sung vào các điều truyền lại của Dịch lý đời Chu, san định lại và viết thành Kinh Dịch trong đó bao gồm cả Âm Dương, Bát quái và Ngũ hành.

 

Căn cứ theo ý nghĩa thông thường, cổ nhân gán cho Âm Dương Ngũ Hành các ý nghĩa tượng trưng sau đây:

- Dương: tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, sinh động, cứng cát, ban ngày, đàn ông. 

- Âm: tượng trưng cho mặt trăng, tối tăm, nguội lạnh, bất động, mềm nhão, ban đêm, đàn bà.

- Kim:  vàng, bạc hiểu rộng ra là tất cả các chất kim thuộc.

- Mộc:  cây trong rừng, nói tổng quát ra là mọi thực vật trên mặt đất.

- Thủy:  nước và nói rộng ra là các chất lỏng.

- Hoả:  lửa, hơi ấm

- Thổ:  đất đá, nói chung Thổ bao gồm mọi loại khoáng chất trừ kim loại.

 

Về phương diện siêu hình Âm Dương không phải là cái Khí vật chất hữu hình thể mà chỉ là cái biểu thị tượng trưng cho hai trạng thái tương đối, mâu thuẫn như nóng lạnh, sáng với tối, cứng với mềm, sinh với diệt, khỏe với yếu…

Về phương diện ý nghĩa siêu hình của ngũ hành, ta cũng đi đến kết quả tương tự Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, ngoài tính cách vật chất của nó kể trên có một ý nghĩa tượng trưng cho tính cách tương sinh, tương Khắc trong sự biến hóa của muôn vật diễn ra hàng ngày trước Mắt.

Trong tướng học, người ta rất chú trọng đến Ngũ Hành và thường hiểu Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ theo cả hai ý nghĩa: vật chất lẫn siêu hình qua sự tượng hình chuyển ý của văn tự từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng.

 

 
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ