Tam Thế Phật là ai? Giải mã ý nghĩa và cách thờ phụng chi tiết

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Việt Nam là một trong những quốc gia có tôn giáo thờ Phật đông đảo nhất. Đặc biệt, tại các ngôi chùa hình ảnh Tam Thế Phật xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên nhiều người cũng không tránh khỏi những thắc mắc về danh tính của những vị Phật. Phật Tam Thế gồm những ai? Nó có ý nghĩa gì đến cuộc sống con người? Cùng Phong Thủy Tam Nguyên tham khảo chi tiết ngay thông qua bài viết dưới đây.

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

1. 3 vị Phật Tam Thế gồm những ai?

Hiện nay, một số thạch động của những ngôi đền chùa Việt Nam được khắc hình tượng của 3 vị Phật. Bên cạnh đó, tại một số đại điện cũng được đặt và thờ 3 hình ảnh vị thần này.

Nhiều người giải thích rằng Tam Thế Phật thứ nhất có nghĩa là thời. Đây là sự hiện diện của ba đời là quá khứ, hiện tại và tương lai. Theo đó thì vị Phật ở giữa là đức Thích Ca Mâu Ni của thời hiện tại, còn hai vị bên cạnh là vị Phật của đời quá khứ là Ca Diếp Phật và vị Phật của tương lai là Di Lặc Phật. Vì thế, Tam thế Phật cũng còn được gọi là Thụ Tam Thế Phật.

Tam thế Phật
 Tam Thế Phật là ai?

Cách giải thích thứ hai, Tam Thế Phật có nghĩa là thế giới. Nó đại diện cho ba vị Phật của ba thế giới trung tâm, phía Đông, phía Tây khác nhau. Trong đó, vị Phật ở giữa là Đức Thích Ca Mâu Ni, hai vị bên cạnh là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Vì thế, Tam Thế Phật còn được gọi là Hoành Tam Thế.

Theo như những nghiên cứu từ giáo lý Đại thừa của Phật giáo, vị đức Thích Ca Mâu Ni dùng ba loại thân khác nhau để truyền pháp gồm: “Tam thân” là “Pháp thân”, “Báo thân”, “Ứng thân”, “Thân thọ dụng”, “Thân biến hóa”.

2. Ý nghĩa Tam Thế Phật 

Những vị Phật luôn có lòng từ bi, phụ độ chúng sinh. Họ mang đến sự che chở, phù hộ và bình an trong cuộc sống. Hơn nữa, Phật còn có những ý nghĩa quan trọng trong đời sống mỗi người sau:

  • Cầu bình an, hạnh phúc, may mắn đến với gia đình
  • Nhắc nhở con người sống tốt, đúng đạo lý, tấm lòng luôn hướng thiện
  • Thể hiện tín ngưỡng thờ Phật lâu đời. Hằng ngày, việc tụng kinh, sám hối giúp nhẹ lòng, thanh thản.

 >>>> XEM THÊM: Giải đáp ngay về địa đạo diễn ca - cụ tả ao

3. Điều kiện và quá trình thành Phật

Theo bộ kinh Phật sử hay còn được biết đến với cái tên là Chánh giác tông thì mỗi chúng sinh đều có thể trở thành một vị Phật. Tuy nhiên, điều đó không phải dễ dàng mà phải thực hiện và làm đủ theo thời hạn cùng với những điều kiện nhất định.

Để có thể tu hành trên con đường trở thành một vị Phật, người đó phải phát tam nguyện và phải làm tròn được 8 điều kiện:

  • Là loài người không phải trời hay thú
  • Phải là nam không được là nữ hay bán nam bán nữ (thái giám)
  • Đủ duyên để đắc quả A-la-hán trong kiếp đó nhưng quyết không tu thành A-la-hán mà nguyện thành Phật
  • Phải là tu sĩ hoặc người xuất gia
  • Đầy đủ những phương pháp của bậc cao nhân
  • Có phước báu cao thượng chính là bố thí mạng sống của mình và vợ con do tâm nguyện cho thành Phật
  • Có ý nguyện dũng mãnh, quyết thành Phật
  • Sau khi được thọ ký, chúng sinh tiếp tục luân hồi trong nhiều kiếp để tích lũy các Ba-la-mật mới thành Phật được.
phật quá khứ hiện tại và tương lai
Phật quá khứ hiện tại và tương lai

Theo Phật giáo nguyên thủy thì phải hoàn thiện được 10 điều này:

  • Bố thí
  • Trì giới
  • Xuất gia
  • Trí tuệ
  • Tinh tấn
  • Nhẫn nại
  • Chân thật
  • Quyết định
  • Tâm từ
  • Tâm xả

4. Cách thờ Tam Thế Phật tại gia 

Gia chủ nếu có mong muốn thờ cúng ba vị Tam thế Phật tại gia thì nên lập bàn thờ. Việc đó có ý nghĩa khá quan trọng trong việc tu hành của gia chủ. Bên cạnh đó, gia chủ cần phải lưu ý những yêu cầu quan trọng dưới đây: 

  • Nên sử dụng và đặt bàn thờ để tượng Tam thế Phật hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ.
  • Tuyệt đối không được sử dụng ban thờ tượng Tam thế Phật tại hướng đối diện nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.
  • Gia chủ không được thờ chung Thần thánh cùng với Tam thế Phật, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
  • Tam thế Phật phải được lập và thờ ở vị trí trên cao nhất, ít nhất phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên. Khi thờ cùng chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây. Đặc biệt, đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác hay để cúng cùng với bàn gia tiên.
  • Nếu trong nhà gia chủ sử dụng bàn thờ gia tiên thì nên đặt bàn gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của bàn thờ Tam thế Phật. Bởi lẽ, trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt bàn gia tiên bên cạnh ban thờ Tam thế Phật là đúng, không được đặt chính giữa hay cùng chung với bàn thờ Phật.
Tam thế Phật
Tam Thế Phật gồm những ai?

Trên đây là những thông tin chi tiết và chuẩn xác về Tam thế Phật. Phong Thủy Tam Nguyên hy vọng những kiến thức đã cung cấp cho quý độc giả những góc nhìn cũng như thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc và hỗ trợ nào về phong thủy thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ