Chuẩn Bị Tết Hàn Thực Của Người Việt Đúng Cách 2022

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Tết Hàn Thực (ngày mùng 3/3) còn được gọi là Tết Bánh Trôi - Bánh Chay. Vậy ngày Tết này bắt nguồn từ đâu, có ý nghĩa ra sao, những lưu ý khi cúng và cần chuẩn bị những gì cho mâm cơm cúng vào ngày Tết này?

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

Mời các bạn cùng tìm hiểu trong những thông tin dưới đây.  

Tìm Hiểu Về Tết Hàn Thực

tìm hiểu tết hàn thực

Tết Hàn Thực trong văn hóa của người Việt Nam có những điểm nào, hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu nhé!

Nguồn Gốc Tết Hàn Thực

nguồn gốc tết hàn thực

Tết Hàn Thực dịch theo chữ tiếng Hán có nghĩa là Tết ăn đồ lạnh.

Ngày tết này bắt nguồn từ Trung Quốc và có liên quan đến câu chuyện của vua Tấn Văn Công nước Tấn vào đời Xuân Thu (770 - 221). Theo đó, vào thời này, vua gặp loạn nên phải lưu vong nay nước Tề mai nước Sở. Trong suốt thời gian lưu vong, vua Tấn đã được hiền sĩ Giới Tử Thôi theo phò tá và giúp đỡ nhiều mưu kế.

Đặc biệt, Tử Thôi còn lén cắt thịt đùi của mình để nấu cho vua ăn khi lương thực bị cạn kiệt trên đường lánh nạn. Sau khi ăn xong vua hỏi ra mới biết và rất cảm kích. 

Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công ròng rã 19 năm trời, cùng vua nếm mật nằm gai, khổ luyện mà thành tài.

Tấn Văn Công sau đó giành lại ngôi vương và trở về làm vua nước Tấn. Vua đã phong thưởng rất hậu cho những người có công với mình trong quá trình lưu vong tuy nhiên lại quên mất Giới Tử Thôi.

Thế nhưng Tử Thôi cũng không oán giận gì mà cho rằng việc mình theo phò vua là chuyện nên làm và không có gì đáng nói. Vì vậy sau đó ông đã cùng mẹ đến núi Điền Sơn ở ẩn. 

Vua Văn Công sau nhớ ra cho người đi tìm Tử Thôi nhưng ông nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Vua ra lệnh đốt rừng để ép Tử Thôi. Ngờ đâu Tử Thôi quyết chí cùng mẹ chịu chết cháy trong rừng.

Vua vì thương xót hiền sĩ mà lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian kiêng đốt lửa trong 3 ngày (từ mùng 3 đến mùng 5 âm lịch) và chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm. Cũng từ đó, ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm được gọi là ngày Tết Hàn thực và nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

>>>> XEM NGAY: Cúng đầu năm bằng cách chuẩn bị mâm lễ & bài cúng chuẩn xác

Ý Nghĩa Tết Hàn Thực

ý nghĩa tết hàn thực

Tết Hàn Thực bắt nguồn từ câu chuyện về vua Tấn Văn Công tưởng nhớ Tử Thôi. Tuy nhiên không chỉ dừng ở đó nó còn mang ý nghĩa sâu sắc đậm chất Việt.

Vào ngày này (mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm), tất cả người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính, tưởng nhớ đến người đã khuất. Và bánh trôi bánh chay vì vậy là thứ không thể thiếu trong ngày Tết này.

Không giống như Tết Hàn Thực của Trung Quốc kiêng lửa, ở Việt Nam, ngày Tết này vẫn nấu nướng bình thường.

Đặc biệt, người Việt còn sáng tạo ra bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng (hàn thực - thức ăn nguội).

Từ lâu truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt. Trong dịp này dù có đi đâu hay làm gì, thường mỗi người con đất Việt đều cố gắng đoàn viên cùng gia đình, đi tảo mộ và quây quần bên mâm cơm sum họp cùng người thân. 

Tết Hàn Thực Cần Chuẩn Bị Những Gì?

cần chuẩn bị những gì khi cúng tết hàn thực

Dưới đây là hướng dẫn tới quý bạn đọc về cách thức khi chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn Thực và văn khấn mới nhất trong năm 2020.

Mâm Cúng Tết Hàn Thực

mâm cúng tết hàn thực

Mâm cúng Tết Hàn Thực gồm:

  • Hoa tươi (hoa cúc vàng) hoặc hoa 5 màu
  • Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp
  • Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu)
  • 1 chén Rượu, 1 chén Trà (khô), 1 chén Nước, 1 chén Gạo, 1 chén Muối
  • Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to.
  • 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt.
  • Bánh trôi, bánh chay (mỗi loại 3 đĩa)
  • Ngoài ra còn có lễ vàng mã gồm 3 Đinh tiền lễ (1 đinh 10 lễ).

Văn Khấn Tết Hàn Thực

văn khấn tết hàn thực

Bài văn khấn Tết hàn thực như sau:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con lạy Chín phương Trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

- Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

- Con kính lạy Ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

- Con kính lạy Ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần

- Con kính lạy các bậc Tiên gia cùng chư vị Tôn Thần tu vi, cai quản trong khu vực này.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Dì, Tỷ Muội, Hội đồng gia tiên họ nội họ ngoại, dâu rể của dòng Họ.................

Tên con là:………........................................................... Sinh năm: ....................

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên......................... Năm sinh..................)

Chúng con cư ngụ tại: ............................................................................................

Hôm nay là ngày .................. tháng Ba năm…......... nhân Tết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn Thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án. 

Chúng con kính mời ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành hoan hỷ thụ hưởng lễ vật. 

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật gia độ cho con cháu gia đạo hưng vượng, con cháu hay ăn hay làm, thông minh học giỏi, gặp công gặp việc, có quý nhân phù trợ, công chức hanh thông, làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn..........

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận. 

Nam Mô A Di Đà Phật! 

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Những Lưu Ý Khi Cúng Trong Ngày Tết Hàn Thực

lưu ý khi cúng trong ngày tết hàn thực

- Kiêng cúng mặn

Trong ngày Tết Hàn Thực, các gia đình thường ăn chay và kiêng cúng đồ mặn để tránh sát sinh cũng như mong cầu cho linh hồn người khuất được siêu thoát.

- Kiêng cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc

Bánh trôi bánh chay để cúng trong ngày Tết Hàn Thực phải là bánh chay truyền thống làm từ bột nếp trắng và tròn đầy nhằm thể hiện lòng thành kính của người còn sống với các bậc tiền nhân. Không nên cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc.

- Kiêng cúng mâm cao cỗ đầy

Mâm cúng chỉ cần bánh trôi, bánh chay đơn giản và không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy tốn kém. Cái chính vẫn là lòng thành của người còn sống dâng lên tổ tiên để nguyện cầu cho gia đình hạnh phúc, bình an.

Lời Kết

Trên đây là một số thông tin hữu ích về Tết Hàn Thực. Quý gia chủ nếu muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này vui lòng gọi đến số điện thoại 1900 2292 để được tư vấn cụ thể.

>>>> XEM THÊM:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ