Bài Cúng Tất Niên Cuối Năm Chuẩn Nhất Theo Phong Tục Việt

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Vào cuối năm, ngày lễ cổ truyền đang đến gần. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng hay chuẩn bị bài cúng tất niên thế nào cho chuẩn là điều mà nhiều gia chủ quan tâm. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Phong Thủy Tam Nguyên xin được chia sẻ về vấn đề này.

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

1. Bài cúng tất niên cuối năm ở cơ quan, gia đình chuẩn 2021

Dưới đây là bài văn khấn cúng tất niên, Phong Thủy Tam Nguyên xin giới thiệu đến quy gia chủ:

bài cúng tất niên
Bài cúng tất niên cuối năm

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

- Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ, chư vị Đại Vương

- Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân 

- Con kính lạy các Ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần

- Con kính lạy các bậc Tiên gia và chư vị Tôn Thần cai quản trong đất này, xứ này.

- Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, cô dì tỷ muội, nội ngoại dâu rể, Bà Cô Tổ, Ông Mãnh, Hội đồng gia tiên Họ: .................... Kính mời các cụ hiển linh.

Hôm nay là ngày......tháng......năm....... (Âm lịch)

Tên con là: ………...........................................................Sinh năm: .........................

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên......................... Năm sinh......................)

Chúng con cư ngụ tại: ..............................................................................................

Nhân ngày lành tháng tốt, cuối năm mãn khí gia đình chúng con thành tâm sắm sửa phẩm vật, lễ nghi kính dâng trước án làm lễ Tất Niên cuối năm và tạ ơn Gia tiên.

Chúng con kính mời Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương, các chư vị Tôn Thần lai giáng chứng giám lòng thành của gia đình, kính dự bữa cơm tất niên cuối năm cùng gia đình, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng.

Gia đình chúng con nhờ công đức của Gia tiên xây móng dựng nền, chở che mọi nhẽ nên có được như ngày hôm nay, gia đạo hưng vượng, con cháu hiếu thảo, sức khỏe bình an công đức này thật là bất tận, toàn thể gia đình chúng con cúi xin cảm tạ.

Nay chúng con có sắm biện lễ nghi, kim ngân tài mã tiến biếu hội đồng Gia tiên: (quần áo vàng mã biếu ai, biếu cái gì thì liệt kê phía dưới):

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Cúi xin các chư vị Tôn Thần chứng lễ, chứng giám cho gia đình chúng con, cầu xin Gia tiên tiền tổ họ: ............. chứng giám lòng thành hoan hỷ thụ nhận lễ vật cho gia đình chúng con. Chúng con cầu xin hội đồng Gia tiên họ ........... phù hộ độ trì cho gia đình chúng con gia đạo hưng vượng, sức khỏe dồi dào, con cháu thông minh học giỏi hiếu thuận gia chung, bốn mùa không tai ách, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, gặp quý nhân phù trợ, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự như ý.

Chúng con nguyện tu nhân tích đức, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn, hiếu thuận gia trung.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính dâng trước án, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

>>>> XEM THÊM: Chuẩn bị mâm cúng mùng 2 Tết đơn giản nhất

2. Thế nào là cúng tất niên ngày 30 Tết?

Tất niên là cột mốc quan trọng để đánh dấu khoảnh khắc kết thúc năm cũ, chuẩn bị chuyển sang năm mới. Vào những ngày này, gia chủ thường chuẩn bị mâm cơm thật tươm tất, đầy đủ để cúng tổ tiên (hay còn gọi là cúng tất niên, cúng 30 tết).

bài cúng tất niên
Cúng tất niên là gì?

Thông thường, người ta sẽ cúng tất niên vào chiều 29 hoặc 30 tết. Đây là thời điểm năm cũ sắp qua để đón chào năm mới. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn có thể tổ chức lễ cúng sớm hơn, tùy vào điều kiện và nghi lễ từng vùng. 

Khoảng thời gian cận tết như đêm 29, 30 được xem là thời điểm khá linh thiêng. Do đó, các gia chủ thường chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, cẩn thận cũng như bài cúng tất niên chuẩn chỉnh để cúng tổ tiên và cầu năm mới bình an, sung túc. Cụ thể việc cúng cuối năm gồm những gì? Cách cúng ra sao? Mời bạn xem các phần tiếp theo sẽ rõ.

3. Chuẩn bị mâm cúng tất niên đầy đủ - Cách cúng tất niên cuối năm

Ngoài việc đọc đúng bài cúng tất niên, bạn cần phải chuẩn một mâm cúng 30 tết đầy đủ. Thế nhưng khi soạn mâm cúng, bạn không cần quá cầu kỳ hay nặng về vật chất mà chỉ cần tươm tất và thành tâm. 

văn khấn tất niên
Mâm cỗ cúng ngày 30 tết

Về cơ bản, nếu gia đình nào cúng vào ngày 30 tết sẽ cần chuẩn bị 2 mâm: một mâm cúng tất niên và một mâm cúng giao thừa. Người đọc văn khấn tất niên và thực hiện cúng bái là đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà. Các thành viên còn lại chỉ cần làm lễ vái mời thần linh và gia tiên về để cùng ăn tết với gia đình.

Chuẩn bị lễ vật, đồ cúng sẽ có sự khác nhau giữa các vùng miền. Tuy nhiên, một mâm cỗ đầy đủ thường sẽ bao gồm các sắm lễ sau:

  • Trái cây
  • Hoa tươi
  • Đèn cầy
  • Nhang rồng phụng
  • Gạo, muối
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Trà, Rượu, Nước lọc
  • Chè, Xôi, Cháo trắng
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Giấy tiền vàng mã
  • Tam sên
  • Gà ta
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Chả lụa
  • Bình hoa, Lư Nhang

4. Cách bày mâm cúng tất niên chuẩn theo từng Miền

Mỗi vùng miền sẽ có các phong tục và cách cúng đặc trưng riêng. Chẳng hạn như miền Bắc, mâm cỗ thường bày bánh chưng có hình vuông vắn. Còn với miền nam, người ta lại cúng bằng bánh tét hình trụ dài. Do đó, Phong Thủy Tam Nguyên xin chia sẻ cho bạn các cách bày mâm cúng tất niên đúng theo từng miền qua các phần dưới đây:

4.1 Mâm cúng tại miền Bắc

Trong mâm cỗ tất niên của người miền Bắc, thông thường sẽ chuẩn bị 6 bát (gồm mực, nấm thả, miến, bóng, măng, mọc) và 8 đĩa (gồm chả quế, giò lụa, thịt gà luộc, dưa hành, trứng muối, bánh chưng, cá kho và lòng gà xào dứa). Trái cây được lựa chọn để bày biện thường là quả bưởi xanh, nải chuối xanh, cam, quất, hồng...

Lưu ý khi trình bày mâm cỗ, các món nóng và nước sẽ đặt ở trung tâm để không bị đổ hay rơi vỡ.

4.2 Mâm cúng tất niên miền Trung

Ở miền Trung, mâm cỗ sẽ chuẩn bị ít cầu kỳ hơn miền Bắc. Mâm cúng đầy đủ sẽ bao gồm: bánh tét, bánh chưng, thịt heo luộc, giò lụa, giá chua, miến, bát ninh măng khô, đĩa ram, gà trộn rau răm…

Về trái cây, người ta thường lựa chọn ngũ quả như: cầu, dừa, đủ, xoài, sung… để cầu sự sung túc, đầy đủ. Mâm ngũ quả, hương hoa sẽ được đặt tại bàn thờ chính và để thờ suốt những ngày tết. Còn đối với các mâm cỗ mặn, người ta sẽ bày ở bàn thờ phụ hoặc xếp trên bàn nhỏ hình chữ nhật thấp hơn bàn thờ chính.

4.3 Mâm cỗ tất niên miền Nam

Mâm cỗ tất niên miền Nam sẽ hay chuẩn bị các món quen thuộc như: bánh tét, canh khổ qua, dưa giá, củ kiệu, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò, canh măng… Còn về ngũ quả cúng trong ngày tất niên thường chọn các loại như đu đủ, xoài xanh, mãng cầu, nhành sung… giống với người miền Trung. 

Trên đây là các chia sẻ của Phong Thủy Tam Nguyên về bài cúng tất niên chuẩn cũng như việc sắm sửa lễ vật. Quý gia chủ có thể tham khảo để chuẩn bị cho việc cúng lễ được tươm tất. Chúc bạn sẽ có được một năm mới đầy sung túc và thịnh vượng. 

>>>> XEM NGAY:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ