Giảng địa đạo diễn ca câu 9-20: Tầm long mạch

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Chương trên cụ Tả Ao mở đầu phép Tầm long cho ta bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Phân tích thì đi đến chi tiết còn tổng hợp thì thu các chi tiết về hai chữ nước và long mạch. Xem ngay Giảng địa đạo diễn ca câu 9-20 bởi Phong Thủy Tam Nguyên

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

Trích dẫn:

(9) Mạch có mạch âm mạch dương

(10) Mạch nhược mạch cường mạch tử mạch sinh

(11) Sơn cước mạch đi rành rành

(12) Bình dương mạch lẫn nhân tình khôn thông

(13) Có mạch qua ao qua sông

(14) Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non

(15) Lại có mạch phát ngôi dương.

(16). Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao

(17) Mạch thô đi chẳng khép vào

(18) Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương.

(19) Ba mươi sáu mạch cho tường

(20) Trước là cứ phép sau y lời truyền.

Diễn giải:

Chương trên cụ Tả Ao mở đầu phép Tầm long cho ta bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Phân tích thì đi đến chi tiết còn tổng hợp thì thu các chi tiết về hai chữ nước và long mạch. Đến đây cụ Tả Ao bắt đầu dạy ta phép nhận xét các loại long mạch.

1. Trước tiên và dễ nhất là ta phải phân biệt long mạch hay mạch ra làm hai loại khác nhau là mạch dương và mạch âm.

(9). Mạch có mạch âm mạch dương

Mạch ở dưới đồng bằng phần nhiều đi thấp, được gọi là mạch dương.

Còn ở trên sơn cước đi theo các núi đồi cao lớn được gọi là mạch âm.

2. Những mạch âm và mạch dương đó lại được phân chia theo hình thể trạng thái hùng vĩ hoặc thanh nhã linh động hoặc ngay đơ ra làm 4 yếu tố:

1. Mạch cường

2. Mạch nhược

3. Mạch sinh

4. Mạch tử.

1. Thế mạch hùng vĩ cao to lớn, thủy đầu được gọi là mạch cường.

2. Thế mạch thanh nhã, nhọn dài được gọi là mạch nhược.

3. Thế mạch đi như con thú quay đầu vẫy đuôi, linh động gọi là mạch sinh.

4. Thế mạch đi đuồn đuỗn ngay đơ, như con cá chết gọi là mạch tử.

Bốn mạch trên gồm vào câu:

(10). Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh

3. Trên sơn cước hay dưới bình dương cũng đều có mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh, tuy nhiên trên sơn cước vì mạch cao lớn hơn hơn trông rõ hơn, còn dưới bình dương mạch đi thấp hơn, nên khó xem hơn. Nhiều mạch bình dương chỉ cao độ 4 phân tay, gần như là lẫn xuống bãi, lại càng khó xem hơn nữa.

(11) Sơn cước mạch đi rành rành

(12) Bình dương mạch lẩn nhân tình khôn thông

4. Những mạch không những chỉ chạy trên sơn cước hay đồng bằng mà nó còn có thể chạy qua ao, qua sông, qua núi, lặn xuống dưới bãi, rồi đến quãng thật xa, mới nổi lên đi nữa. Lại có cả những mạch lặn xuống đầm hay xuống biển, hay qua bên kia biển hoặc đầm, rồi lại nổi lên đi nữa.

(13) Có mạch qua ao qua sông

(14) Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non

Với loại mạch đang đi lặn, xuống một quãng xa mới nổi lên đi nữa, đã làm cho những người tưởng lầm cho là long đến độ là hết không đi nữa (long chỉ) vội tìm huyệt. Nhất là qua mạch chạy đến chỗ có nước, lặn xuống rồi qua bên kia, đi nữa, lại càng làm cho nhiều người tưởng lầm hơn vì nó hội đủ điều kiện cần thiết cho một đất kết, là Long đình khí chỉ và thủy tụ.

Tuy nhiên với con mắt nhà phong thủy, có căn bản vững chắc, vẫn không lầm được.

Bởi vì một đất kết thì long đình, khí chỉ, thủy tụ chỉ là điều cần chứ chưa phải là điều đủ.

Thật ra một kiểu đất kết phải hội đủ nhiều điều kiện nữa, như phải có long, hổ, án, chẩm quân bình phương chính: rồi nơi huyệt trường phải khai huyệt như: Oa, kiềm, nhũ, đột (oa có oa đứng và oa nằm). Đó mới là nói về mạch còn về nước thì một khi long còn đi nước hay phân ra, rồi khi đến huyệt kết, thủy lại phải hợp lại tại Minh đường của huyệt mới đúng. Có khi chỗ nước tụ thành đầm, ao, hồ làm ta cứ tưởng là minh đường của huyệt lớn. Nhưng có khi, trái lại, nó chỉ có huyệt nhỏ hay không có huyệt. Chỗ nước tụ đó chỉ là cái đại dịch thủy của một đại cán long. Ta gọi nó là hộ tống thủy.

Lấy gì mà biết nó là hộ tống thủy?

Khi nào bên cạnh một cái đại cán long (cành lớn của long) có đầm ao, hồ mà ở đó lại phát ra nhiều suối, lạch hay sông ngòi, đi nhiều chiều khác nhau, thì nó chỉ là hộ tống thủy. Cái khác là minh đường thì các ngọn nước chảy về, còn hộ tống thủy thì nước từ đó chảy đi nhiều đường. Ta càng chắc là hộ tống thủy nữa, khi ở bên kia chỗ thủy tụ lại bật lên gò, đống, thớ đất cao, rồi hai bên có phân thủy, chia ra hai dòng để chảy giáp bên thân long.

>>>> XEM THÊM: Giảng địa đạo diễn ca câu 38-50: chứng ứng cần thiết

5. Đã biết phân biệt mạch sơn cước và mạch bình dương bằng cách mạch sơn cước thì cao lớn và mạch bình dương thì thấp khó thấy, nhưng chúng ta cũng phải biết phân biệt:

Mạch dương cơ và

Mạch âm phần.

Thật vậy, những ngôi đất kết có ngôi chỉ phát về âm phần (để mả) lại có ngôi đất chỉ phát về dương cơ (làm nhà). Đất phát âm phần, lợi cho sự chôn xương xuống đất và đất phát dương cơ, lợi cho sự làm nhà lê trên Đất dương cơ nhỏ, dùng làm nhà; còn to rộng lợi cho làm doanh trại, rộng nữa lợi cho làm thị trấn, đô thị hoặc kinh đô.

Muốn biết giá trị của đất dương cơ ta hãy minh chứng một sự kiện lịch sử, liên quan đến nó:

Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra thì sau đó, nhà Đinh và Tiền Lê trở về trước, những Triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên Quốc Sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm Kinh đô. Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, rời Kinh Đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được 8 đời: và sau đó nhà Trần và Hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm Kinh Đô, nên bền vững lâu dài hơn.

Ta hãy lại quay về Tả Ao. Cụ Tả Ao nói có hai loại đất kết: một loại cho để xương người chết, và một loại cho người sống ở, bằng hai câu:

(15) Lại có mạch phát ngôi dương

(16) Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao

Giờ ta xem thế nào mà biết là mạch phát dương (hay dương cơ):

(17) Mạch thô đi chẳng khép vào

(18) Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương

Như vậy mạch phát dương là mạch khi nhập thủ không thắt nhỏ lại rồi mới phình ra như mạch nhập thủ của âm phần. Trái lại mạch phát dương cơ trông thô hơn, cứ thế đi đến đất kết.

6. Nguyên về mạch từ khúc 1 đến khúc 5 kể trên, cụ Tả Ao đã cho ta biết nhiều thứ long mạch.

Khúc 1 ta thấy nói đến mạch âm và mạch dương.

Khúc 2 nói về mạch cường, mạch nhược, mạch sinh, mạch tử.

Khúc 3 cũng nói về mạch sơn cước và mạch bình dương.

Khúc 4 nói về mạch băng qua núi, non, đầm, ao, sông.

Khúc 5 nói về mạch phát dương cơ và mạch phát âm phần.

Đến đây cộng tất cả các loại mạch đã kể ra có tới 15 loại khác nhau. Nhưng cụ Tả Ao lại nói là phân tích cho kỹ về mạch thì có đến 36 loại, mà người địa lý cần biết

(19) Ba mươi sáu mạch cho tường

(20) Trước là cứ phép sau y lời truyền.

Nói như vậy mà cụ không dạy thêm nữa; vậy ta hãy tìm ở các sách địa lý khác thêm một số mạch, để bổ túc. Chúng ta kiếm thêm:

- Mạch phong yêu: Mạch nhỏ diu như lưng ong (trước thắt nhỏ sau phình ra to).

- Mạch hạc tất: Hạc tất là gối hạc. Loại mạch này hai đầu nhỏ giữa to, như gối con hạc.

- Mạch mã tích: Mạch chạy như vết chân ngựa; lúc lồi lên, lúc chìm xuống. Phần nhiều mạch này hay đưa đến huyệt kết oa đứng.

- Mạch băng hồng: Mạch qua sông, qua ruộng qua bể: đó là loại mạch chạy đến đây thì đình chỉ, nhưng chưa đầy đủ chứng ứng một huyệt kết, mà bên kia sông, đồng lầy lại bật lên gò đống đất cao, rồi 2 bên có phân thủy chia ra hai dòng để chảy giáp thân long.

- Mạch qua đằng: Mạch đi vằn vèo như giây đưa, giây bí, giây bầu: có thể quay sang bên tả kết, quay sang bên hữu kết; có thể quay về kết; có thể đến long đình khí chỉ kết. Mạch qua đằng là loại mạch quý vì có nhiều sinh khí nhất.

- Mạch trực: Long mạch đi thẳng, loại mạch này khi kết huyệt nếu có: nghịch sa hồi án.

- Mạch nghịch: Long đang đi quay ngược lại, rồi kết huyệt.

- Mạch thuận: Long đi theo thế đại câu long, đại giang, đại hải. Còn đất nhỏ thì thuận theo: tiểu giang, tiểu hải. Ví dụ một đại cán long đang đi, mọc ra một tiểu cán long hay tiểu chỉ long, rồi ra kết huyệt.

- Mạch hoành: Mạch đang đi quay ngang, rồi vào huyệt kết.

- Mạch hồi: Mạch đang đi, quay lại thiếu tổ sơn như hình lưỡi câu móc, hồi cố lại. Ví dụ: Hợi long kéo đến Tốn, rồi cố tổ; Khôn Long kéo đến Cấn, rồi cố tổ, muốn biết huyệt thật thì phải hiểu thêm:

- Trực kỵ: Trực long phải có triều tôn án và triều tôn thủy.

- Đảo kỵ: Nghịch long phải có quỷ biến vì quan thuận.

- Thuận kỵ: Thuận long phải có hậu quỷ dày.

- Hoành kỵ: Thuận long phải có nhiều sa thác lạc hay nhiều long hổ che chở xung quanh mới gọi là chướng kết (đất hoành sơn của nhà Nguyễn Gia Long). Hoành long có chướng kết mới quý còn không còn là bình thường và ngắn đời thôi.

- Nghịch kỵ: Hồi long phải có thái tổ hay thiếu tổ cao dày làm án (án cao ở gần hồi long cũng không bức không có hại; trái lại còn dễ sinh hiếu tử trung thần).

Về phép phân tích các loại long cho dễ hiểu, cụ Tả Ao nói là có 36 mạch khác nhau; tuy nhiên thật ra còn có thể nhiều hơn hay ít hơn, tùy theo thế cách và tên gọi cho dễ nhận ra. Cho đến đây chúng ta đã có đủ những phân tích long cần thiết, để cho người đi tầm long để tìm thấy huyệt.

>>>> XEM THÊM:

 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ