Nguyên tắc Âm - Dương trong kiến trúc nhà ở
Phong thủy Âm dương ngũ hành trong thiết kế kiến trúc
Trong một cơ thể thì đầu là dương, chân tay là âm, lưng (mạch đốc) là dương, bụng (mạch nhâm) là âm. Âm dương là hai thể trái ngược nhau, bài trừ lẫn nhau nhưng lại có thể chuyển hóa cho nhau. Âm thịnh sinh dương, dương thịnh sinh âm. Đó là âm dương nói chung trong vũ trụ, trời đất và con người.
Vậy trong kiến trúc âm dương được thể hiện như thế nào? Đâu được coi là âm, đâu là dương? Như trên đã nêu, âm dương là hai mặt của sự sống, sự đảm bảo cân bằng âm dương chính là sự đảm bảo cho cuộc sống tồn tại và phát triển. Vì vậy nhà ở cũng phải đảm bảo nguyên tắc âm dương cân bằng. Trong kiến trúc về mặt hình thể thì:
Phần lồi ra là dương - phần lõm là âm
Phần thu được ánh sáng là dương - phần khuất tối là âm.
Những mảng đặc, những khối có đường nét cứng rắn là dương - những mảng rỗng, những khối có đường nét mềm mại uyển chuyển là âm.
Vật liệu thô ráp, sần sùi là âm - vật liệu nhẵn bóng mịn màng là dương
Màu sắc nóng là dương - màu lạnh là âm.
>>>> XEM THÊM: Nhà chung cư phạm sát khí “thiên trảm sát”
Kiến trúc nhà ở phải được thiết kế để đảm bảo tính cân bằng của âm dương. Nếu do kiến trúc khiến ngôi nhà đó thuần dương thì dương khí quá vượng khiến cho những người cư ngụ trong ngôi nhà đó bất ổn định, quá năng động, tinh thần dễ phấn khích dẫn tới chỗ vội vàng hấp tấp, vì thế mà sẽ hay đưa ra những quyết định thiếu chín chắn, bất lợi. Nhà ở thuần dương cũng khiến cho những người cư ngụ ở đó thích đi lại hoạt động, thích cuộc sống ở bên ngoài, không muốn về nhà (nhất lại là những người mệnh dương). Họ có thể thường xuyên vắng nhà, bù khú vui chơi với bạn bè ở ngoài mà không thích về nhà, hoặc có về cũng chỉ là đảo qua, không ở được lâu, nếu có chăng chỉ là để ngủ. Ngược lại, nếu nhà thuần âm, khí âm quá vượng thường dẫn tới chỗ u mê, trì trệ, khiến cho những người sống trong ngôi nhà đó trở nên lười nhác, bảo thủ, ngại vận động lại ít chịu suy nghĩ, không quyết đoán, không dám chấp nhận đương đầu với khó khăn mà thường dễ bằng lòng với những gì mình có. Thậm chí với những người mệnh âm còn chịu sự tác động mạnh hơn khiến họ có thể trở nên yếu đuối, nhút nhát, ngại va chạm, tự ti. Ở ngôi nhà thuần âm cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bệnh tật nảy sinh, đặc biệt là những bệnh về đường ruột, bệnh phong thấp, phù thũng, v.v…
Vì vậy một ngôi nhà muốn cho những người cư ngụ trong đó được phát triển bình thường và hài hòa thì ngôi nhà đó phải được đảm bảo âm dương cân bằng. Đó chính là yêu cầu số một để cân bằng âm dương trong kiến trúc hiện đại. Trong kiến trúc trước đây người ta chỉ quan tâm tới hai yếu tố là: Giá trị sử dụng và Thẩm mỹ cho ngôi nhà. Đã đến lúc một nền kiến trúc hiện đại phải xem xét lại, phải có cái nhìn và quan điểm rộng hơn, đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Nguyên tắc đảm bảo hài hòa âm dương trong thiết kế kiến trúc là khi thiết kế một khối lồi ra (dương) thì sau đó lại phải trả lại bằng một khối lõm vào (âm). Khối lồi ra nên dùng vật liệu nhám, sần sùi, thô ráp để lấy thiếu âm trong thái dương như lát hay ốp chân tường bằng đá xẻ, gạch thẻ… Ngược lại khối lõm vào, hay phần thiếu ánh sáng (âm) nên dùng vật liệu láng bóng, trơn nhẵn, màu sáng, ấm để lấy thiếu dương bổ cho cái lão âm. Đó chính là một trong những giải pháp cân bằng âm dương trong kiến trúc.
>>>> ĐỌC NGAY: Giải mã phong thủy: nhà gần nghĩa trang tốt hay xấu?
Bảng xếp loại âm dương theo màu sắc cho kiến trúc
Về màu sắc âm dương màu nóng, ấm là dương - Màu lạnh, mát là âm. Kiến trúc có sự chuyển tiếp của tông màu như sau đối với các màu cơ sở:
Màu Đỏ (Cực dương) - Da cam - Vàng - Lục - Lam - Chàm - Tím - Đen (Cực âm)
Từ đó các bạn có thể phối và điều hoà âm dương ngũ hành cho ngôi nhà của mình từ những vật dụng, đồ nội thất... giúp ngôi nhà của bạn có sự hài hoà giữa âm và dương, hợp với phong thuỷ, cải thiện vận mệnh và tài lộc.
Gọi NGAY đến số Hotline: 0933 299 189 hoặc 0941 819 189 để được tư vấn hỗ trợ.
Tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc Phong Thủy: 1900 22 94
Email: [email protected] hoặc [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/tuvanphongthuyvuong/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3M4tbtYPgJv5IzCbWWl2KA?view_as=subscriber
Văn phòng PHONG THỦY TAM NGUYÊN đại diện HCM: 778/5 Nguyễn Kiệm, phường 4, Quận Phú Nhuận - Hồ Chí Minh.
Trụ sở Hà Nội: Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy - Trung Hòa Nhân Chính - Cầu Giấy - Hà Nội.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ BÀI VIẾT:
- 13 quy tắc thiết kế nhà vệ sinh theo phong thủy tối kỵ
- 6 cách tăng dương khí cho nhà ở đơn giản, cực hiệu quả