Nguyên Tắc Và Phương Pháp Nghiên Cứu Thần ( P1 )

(0)
Con người, bẩm thụ tinh hoa của trời đất mà sinh ra. Thần là vật vô hình, là tinh hoa tối cực của con người có trước rồi mới có hình hài. Hình hài sở dỉ có là đến chứa đựng nội thần.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

a) Nguồn gốc của thần dưới nhãn quan tướng học cổ điển Thần ở đâu mà ra?

Để giải đáp câu hỏi này, cổ nhân đã đưa ra lập luận sau:
Con người, bẩm thụ tinh hoa của trời đất mà sinh ra. Thần là vật vô hình, là tinh hoa tối cực của con người có trước rồi mới có hình hài. Hình hài sở dỉ có là đến chứa đựng nội thần. Do đó thần bàng bạc trong nội tang con người. Lúc ngủ thì nội thể, lúc thức thì hiện ra ở cặp Mắt.
Đối với chúng ta, lập luận trên không đủ nhưng có vài điểm khả dụng. Những điểm khả dụng đó soạn giả sẽ đề cập đến ở những đoạn sau:
b) Vai trò cặp Mắt trong việc quan sát Thần
Qua những ví dụ đan cử ở đầu phần này, chúng ta thấy thần rất bao la bàng bạc chứ không phải chỉ thu hẹp ở cặp Mắt. Nhưng hẳn chúng ta đều có dịp ngắm những bức học chân dung con người, ta thấy bức họa vẽ linh hoạt hay không phần lớn là ở cặp Mắt. Mạnh Tử đã từng nói: "Quan sát người thì quan sát ở cặp Mắt, Mắt chính đính thì tâm hồn ngay thẳng, Mắt tà vay thì tâm tính cũng tà vay". Tây phương cũng có câu: "Cặp Mắt là cửa sổ tâm hồn ". Thần là tinh hoa, là tấm gương phản ánh tâm hồn con người. Thế mà quan sát Mắt (nói đúng ra là quan sát ánh Mắt) ta biết được tâm hồn nên cổ tướng học nói là quan sát ở Mắt, tuy chưa đầy đủ nhưng không phải là vô lý.
Vả chăng quan sát mục quang ta biết được nhiều về thần của con người hơn bất kỳ bộ vị hoặc nét tướng khác. Chẳng hạn ta có thể biết ánh Mắt mạnh hay yếu, dữ hay
hiền hoà, gian xảo hay thuần phúc. . . Do dó, ta phải thùa nhận rằng vị trí quan sát thần thuận tiện nhất là cặp Mắt con người.
Tuy rằng một mình nhãn thần chưa đủ để tượng định một cách dứt khoát về thần của một cá nhân, nhưng người quan sát sâu Sắc có khá nhiều dữ kiện cần thiết để giải đoán về phẩm cách và vận mạng nói chung của con người. VÌ THẾ NGƯỜI XƯA MỚI NÓI: "Xem quí hiển hay hạ tiện thì xem ở Mắt"và ở đây ta đặt trong tâm vào việc quan sát Mắt để suy luận và tìm hiểu về thần.
c) Phân loại Thần qua mục quang
Trong tướng học Á Đông nói đến thần qua cặp Mắt thì điểm cần đặc biệt chú ý không phải là hình dạng của Mắt mà là tính chất của mục quang. Quan sát mục quang gúp ta phân loại được các loại Thần của con người và định được sự tương quan hợp nhãn thần với công danh sự nghiệp của một cá nhân. Đại để, căn cứ vào mục quan ta phân biệt được :
1. Thần tàng
Đây là nét thượng thừa cách về nhãn thần. Thần tàng có nghĩa lá ánh Mắt sáng sủa giữa không rực rỡ tương tự như một hạt ngọc ở trong tư thế an tĩnh phát ra ánh sáng nhưng ánh sáng đó ở cặp Mắt có tính cách phảng phất, nhẹ nhàng, thoáng qua như không có nhưng nhìn kỹ, ngắm lâu ta mới phát hiện được. Loại nhãn thần ẩn tàng này rất hiếm nhưng kẻ có loại nhãn thần này lá dấu hiệu chác chắn thành đạt được đại nghiệp, hưởng phú quí lâu dài.
2. Thần lộ
Ngược lại với Thần tàng thì gọi là Thần lộ. Lộ ở đây không những tròng Mắt lồi ra để lộ cả tròng trắng mà ánh Mắt cũng quá lộ liễu tựa như cọp nhìn con mồi chằm chằm, ánh Mắt sáng rực tựa bao nhiêu tinh anh của con người đều theo ánh Mắt mà tiết ra ngoài. Đó là đều đã được Nguyễn Du tả qua hai câu thơ trong Đoạn Trường Tân Thanh: "Tinh anh phát tiết ra ngoài, Ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa". Dưới nhãn quang tướng học, Thần lộ là kẻ tinh hoa phát tiết chủ về gian tham hình khắc, có may được quý hiển thì cũng chỉ được một quảng thời gian ngắn rồi lại lụi tàn. Số thọ cũng không được dài vì tinh hoa lộ thì thần mau kiệt mà Thần là căn bản của thọ mạng.
3 Thần tĩnh
Thần tĩnh ở đây có nghĩa là mục quang sáng sủa tự nhiên hiền hòa không nôn nả, giống như mặt nước mùa thu, nhưng thoáng thấy rồi lại không thấy rõ, nhìn thật lâu lại thấy rõ. Nói một cách khác, Thần tĩnh chính là lối gọi tinh thần thư thái nhàn hạ thì hiện qua ánh Mắt. Người có loại thần tĩnh tâm tính nhân từ không hiểm độc, cuộc đời Thanh nhàn, ít sóng gió. Đó là tướng học loại người Thanh quí.
4. Thần cấp
Thần cấp là loại ánh Mắt phát sáng phát động không ngừng giống như một hỏa diệm sơn phun lửa liên miên. Đó chính là loại mục quang của loại Mắt khỉ, trông thoáng qua là nhận ra ngay tính tình nóng nảy, Khích động. Nếu ngôn ngữ, đi đứng, ăn nói đều có dáng vẻ gấp gáp thì kẻ đó sớm phát đạt nhưng cũng mau tàn.
5. Thần uy
Khuôn Mắt lúc mở lúc thu, khi thu nhỏ, mục quang có oai lực tự nhiên khiến người khác nhìn vào cảm thấy kiên nể. Loại nhãn thần này là dấu hiệu của hạng người làm nên sự nghiệp phi thường. Chẳng hạn như cặp Mắt của nhà độc tài Đức quốc xã A. Hitler, khi nhìn ai cũng như chế ngự kẻ đó khiến kẻ đối diện chỉ biết cúi đầu khuất phục.
6. Thần hôn
Đó là loại mục quang mờ mịt, ánh sáng yếu ớt gần như không có, đại khái như Mắt heo, Mắt cá (xem phần nói về các loại Mắt điển hình trong tướng học) Loại Mắt này tượng trưng cho cá tính ươn hèn suốt đời không làm nên chuyện gì thường chết yểu.
7. Thần hoà
Loại mục quang này phần nào giống như loại thần tĩnh nhưng khác ở chỗ thầ tĩnh chỉ về sự ổn cố Thanh thản còn thần hoà là ánh Mắt chẳng những hiền dịu thường xuyên mà khuôn mặt Sắc thái lúc nào cũng tươi vui lạc quan, dù lúc giận dữ cũng không mất vẻ từ ái, chẳng hạn cặp Mắt của bức tranh ông Thọ của người Trung Hoa hay Phật Di Lặc trong các chùa chiền. Về mặt cá tính, người có ánh Mắt xếp vào loại thần hoà tâm tính lúc nào cũng hồn nhiên bất chấp ngoại cảnh, không bao giờ mưu tính hại người. Về mặt mạng vận, ít khi bị lâm vào cảnh nguy hiểm ngặt nghèo, không quý hiển thì cũng không bao giờ đói rách, khốn khổ.
8 Thần kinh (hay còn gọi là thần khiếp)
Mục quan lúc nào cũng hớt hải lấm lét như đại họa sắp tới dù rằng thực tế không có gì đáng sợ. Đó là tình trạng của kẻ có tâm hồn bất định, ăn uống, nằm ngồi lúc nào cũng có vẻ bồn chồn, hốt hoảng bất an. Kẻ có mục quang như thế, công danh sự nghiệp hoặc thọ số không được bền lâu, thường nửa đường gãy đổ.
9. Thần túy
Ánh Mắt hôn mê, lúc nào cũng như người ngái ngủ (xem lại Túy nhãn trong chương nói về Mắt). Loại người có mục quang này tâm tính hồ đồ, thiếu sáng suốt, thường dễ bị ngộ độc (ẩm thực, Sắc dục. . . ) mà chết hoặc tiêu tan danh vọng sự nghiệp.
1.0 Thần thoát
Ánh Mắt thất thần, Sắc mặt thẫn thờ. Đó là trường hợp thường thấy ở những người gặp lúc kinh hoàng tột độ thì mặt thộn ra, chân tay cứng đờ tựa như lúc thấy ma. Nếu chỉ xảy ra trong trường hợp bất thường quá đột ngột thì đó la dấu hiệu của tin thần yếu đuối bạc nhược, không tự chủ được. Nhưng nếu không vì sự kinh hoảng mà bỗng nhiên mục quang thất thần thì lại là dấu hiệu tinh lực khô kiệt báo hiệu thọ số sắp đứt đoạn.
d) Phân biệt vài đặc thái của Nhãn thần
Như trên đã nói, trong khi quan sát thần người ta nghĩ ngay đến tinh hoa của con người phát hiện ra trong nhiều lãnh vực và dưới nhiều hình thái nhưng chủ yếu vẫn là ở cặp Mắt. Nói đến Mắt ta không nên chú trọng nhiều lắm tới hình thể của nó (lớn nhỏ, nông sâu, dài ngắn, rộng hẹp...), và phải để ý đến mục quang. Chính mục quang mới gíup ta nhận định và phân biệt được nhãn thần. Mục quang nói chung có thể ở vào một trong hai trường hơp chính.
1. Phù quang:
Đây là loại ánh Mắt có vẻ sáng nổi, hời hợt, người tinh Mắt có thể bằng trực giác nhận ra rằng ánh Mắt tuy có vẻ sáng tỏ mà thực ra là không có thần tựa hồ như mặt trăng phản chiếu lại ánh sáng thái dương hoặc như chất lân tinh được sơn phết vào các tấm bảng chỉ đường ban đêm sáng rực khi có ánh đèn xe rọi tới.
2. Chân quang:
Ngược lại với phù quang là chân quang. Đây là loại sáng thực có sinh Khí nên ánh Mắt linh họat nhìn vào là thấy sống động như ánh thái dương vậy.
Trong phép quan sát thần để định quý tiện hiền ngu, chỉ có chân quang mới đáng được lưu ý còn phù quang phải gạt bỏ, vì phù quang là ánh sáng muợn hay quá yếu ớt không đủ để kết luận rằn có thần nên không hể dựa vào đó mà biết được hiền ngu quý tiện. Vả lại, phù quang còn có ý nghĩa là kẻ đò sắp chết trong tương lai rất gần. Kẻ như thế còn gì đáng bàn đến.
Chân quang được chia thành bốn loại tùy theo tính chất đặc tính của mục quang như sau :
a) Thủ chân (ánh sáng thực và giữ lại được) :
Tròng Mắt như vì sao sáng, không dao động mà tự phát quang, , lúc tĩnh thì ngưng tụ, lúc động thì bừng sáng, khiến người ngoài không dám nhìn thẳng vào Mắt mình.
Người có thủ chân quang tính tình trung thực, lương hảo danh vang thiên hạ, dù gặp nguy hiểm cũng vẫn vượt qua được.

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ