Chánh Định là gì?

(0)
Chánh định là gì? Nếu bạn đã từng thực hiện tu tập đưa quán niệm vào cuộc sống thường nhật, cố gắng để có nhận thức tốt nhất ngay lập tức
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

1. Chánh định là gì?

Có lẽ bạn nên cố gắng giữ lại nhận thức về hơi thở hay cảm giác chuyển động trong từng bước chân của mình. Quan niệm và nhận thức theo bất kỳ định hướng nào, càng rõ ràng càng tốt. Bạn có thể sử dụng một thứ gì đó cảm giác chiếc điện thoại đang nằm trong bàn tay khi bạn nói chuyện. Đôi tay đang đặt trên tay lái khi bạn lái xe, bất cứ thứ gì giúp kết nối chặt chẽ sự chú ý với khoảnh khắc hiện tại.

Cũng tương tự như vậy trong thiền định. Có lẽ bạn đang giữ lại một chút quan niệm hơi thở, chỉ để nhận thấy bản thân thức tỉnh một lúc nào đó từ giấc mơ hão huyền, trong những suy nghĩ và lo âu, và tất cả những gì có thể ghi lại sự chú ý, để nhớ rằng tôi đang quán niệm.

Trong ngôn ngữ Pali, trạng thái định tâm cao nhất là samadhi (đại định). Nó rất quan trọng bởi yếu tố cuối cùng, đỉnh cao, cửa Bát Chánh Đạo là Chánh định (Right Concentration), và toàn bộ phần cuối cùng - Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định - được gọi là nhóm samadhi.

Nó cho ta biết Chánh định bao gồm sự nỗ lực, bao gồm quán niệm, quán niệm không phải là thứ gì đó riêng biệt, và bao gồm cả quá trình định tâm. Tất cả các yếu tố này hợp tác với nhau, thông báo và hỗ trợ lẫn nhau, để quá trình định tâm trở thành Chánh định.

Chánh Định là gì?

2. Hai kiểu định tâm

Từ “định tâm” (concentration) mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi ý nghĩa chỉ ra cách mà nó được nhìn nhận trong mối quan hệ với thiền quán hay thiền minh sát. Không có sự diễn dịch nào là đúng hay sai, không có sự ứng dụng nào tốt hơn hay chính xác hơn những cái khác.

Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể đánh giá cao các cách định tâm được thực hành và những cách khác nhau liên quan đến minh sát. Chúng ta có thể nhận thức rõ hơn, tạo ra những lựa chọn trong việc dẫn dắt quá trình tu tập. Vì mỗi lựa chọn sẽ ảnh hướng đến những phương hướng mà thiền định sẽ mở ra theo nhiều cách khác nhau.

Xem thêm: BÍ QUYẾT CỦA NỤ CƯỜI BÊN TRONG

2.1. Định tâm Samadhi - Hoàn toàn tự chủ

Samadhi có nghĩa là “cực kỳ tập trung”; một cách dịch hay khác là “hoàn toàn tự chủ”. Một tâm trí cực kỳ tập trung hay hoàn toàn tự chủ có thể mở ra một cách tự nhiên, theo cách của nó, hay chủ động mở ra theo một hướng khác. Tăng cường định tâm có thể đáp ứng để chúng ta kết nối sâu sắc hơn với cơ thể và tâm trí, hoặc ngắt kết nối của chúng với trải nghiệm.

Nếu bạn tiếp tục tu tập theo chỉ dẫn, nhấn mang vào quán niệm hơi thở, khả năng định tâm và duy sự ổn định với hơi thở sẽ tăng lên. Tâm trí sẽ dần xao lãng hơn và cuối cùng bạn có thể trở nên thành thạo trong việc định tâm. Nếu tiếp tục rèn luyện tâm trí tu tập đủ lâu, bạn có thể đạt đến mức độ cực kỳ tinh thông trong việc định tâm.

Dòng chảy thay đổi của trải nghiệm sẽ dừng lại bởi tâm bạn đã trở thành nhất tâm. Cuối cùng, định tâm có thể đi xa hơn và bạn sẽ không còn chú ý đến những trải nghiệm trong cơ thể, ý nghĩ, âm thanh, tâm trạng, hay cảm xúc của mình nữa.

Bạn sẽ mất nhận thức về những trải nghiệm khác vì khả năng tập trung của tâm trí vào một điểm đã được tăng cường mạnh mẽ đến mức tâm trí của bạn không còn xao động nữa, cũng như không lĩnh hội bất cứ thứ gì từ bất cứ giác quan nào.

2.2. Định tâm là sự thống nhất của Tâm

Để phân biệt với nhất tâm, tôi gọi hình thức thứ hai của sự định tâm là sự thống nhất của tâm này là bao hàm (inclusive) chứ không - là loại trừ (exclusive), vì nó không loại trừ bất kỳ gì mà bao gồm tất cả các trải nghiệm. .

Sự khác biệt chính giữa sự thống nhất của tâm trí với định tâm nhất điểm là trong bất cứ trường hợp nào bạn có những trải nghiệm về sự biến đổi, định tâm nhất điểm có thể mất kết nối. Khi đi đến đỉnh cao của nó, bạn sẽ không còn bất cứ trải nghiệm cảm giác nào nữa. Nó là một trạng thái mà tâm trí trở thành một điểm duy nhất, dường như chỉ có thưởng nghiệm phúc lạc hay của sự bay bổng, ví dụ vậy. Tất cả những giác quan trải nghiệm thay đổi mất đi. Bạn không thể trải nghiệm được cơ thể của mình.

Định tâm là nhất quán của Tâm
Định tâm là nhất quán của Tâm

3. Nội quán và định tâm không thể tách rời

Trong thực tế, bạn không thực hành nội quán tách biệt với thực hành định tâm. Tất cả đều là một hình thức tu tập. Cũng như không cần phải có bất kỳ sự tranh chấp nào giữa quán niệm và định tâm, chúng ta không cần phải chọn giữa hai điều đó. Chúng ta có thể tăng cường cả hai cùng nhau và hướng quá trình thiền định của chúng ta theo cách tôn trọng và làm nổi bật cả hai yếu tố.

Để nội quán và định tâm làm việc với nhau, bạn phải phát triển đúng kiểu định tâm. Nội quán đòi hỏi sự kết nối mật thiết với toàn bộ trải nghiệm của bạn để bạn có thể thấy những gì đang diễn ra và cách bạn liên kết với chúng. Nếu bạn trở nên quá tập trung nhất điểm, nếu bạn mất kết nối với sự thay đổi trải nghiệm tinh thần và thể chất, bạn cũng mất đi sự liên kết với bản thân và nội quán hầu như không thể xuất hiện. Bạn sẽ phải nâng cao định tâm để lấy lại nhận thức trải nghiệm thay đổi của cơ thể và tâm trí và chuyển hướng đến nội quán.

Định tâm đang kết nối tỏa ra một hào quang của nhận thức để tiếp nhận trải nghiệm của chúng ta theo những cách hết sức tinh tế, mở ra con đường cho nội quán sâu sắc xuất hiện. Khi định tâm được kết nối, cơ sở chuẩn bị cho nội quán xuất hiện trong cả hai trạng thái, có định tâm hay không có định tâm.

 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ