Vẻ đẹp phố cổ Hà Nội gắn liền với những nét văn hoá đặc trưng

(0)
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu phố cổ Hà Nội luôn mang trong mình sức sống riêng, lưu giữ văn hóa của người Tràng An xưa.
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Phố cổ Hà Nội hay còn được gọi ước lệ là “36 phố phường Hà Nội”. Phố cổ gắn liền với những cái tên mộc mạc như Hàng Khoai, Hàng Bông, Hàng Đường, Hàng Muối... Những con phố đã đi vào lòng người Việt như một hình ảnh đại diện cho Hà Nội xưa, một Hà Nội rêu phong và cổ kính. Nơi đây chính là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch khi đến thăm Hà Nội.

Lịch sử hình thành và phát triển phố cổ Hà Nội

Khu phố cổ Hà Nội đã được hình thành từ thời Lý - Trần. Phố cổ nằm ở vị trí phía đông của hoàng thành Thăng Long chạy ra đến sát sông Hồng. Bên ngoài khu vực chính là vòng thành Đại La với các cửa ô. Thời hình thành, dân cư từ các làng quanh vùng đồng bằng Bắc Bộ tụ hội về đây để sinh sống từ đó tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành.

>>> Xem thêm:

BÍ QUYẾT CỦA NỤ CƯỜI BÊN TRONG

THIẾT LẬP NỀN TẢNG CHO THIỀN ĐỊNH

Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ Hà Nội chính là các phố nghề hay hàng hóa tập trung theo từng khu vực. Các thuyền buôn khi xưa có thể vào giữa phố để trao đổi hàng hóa. Nhờ vậy mà khiến các phố nghề ngày càng trở nên phát triển. Và chính những sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “hàng” đặt phía trước, nghĩa là phố chuyên bán buôn mặt hàng đó.

Lịch sử hình thành và phát triển phố cổ Hà Nội
Lịch sử hình thành và phát triển phố cổ Hà Nội
 

Đến đời Hậu Lê, đã xuất hiện Hoa kiều buôn bán ở đây và từ đó hình thành thêm các phố người hoa. Sang đến thời Pháp thuộc, khu phố cổ Hà Nội được chỉnh trang và mở rộng. Đông đảo người Ấn, người Pháp cũng đến đây để buôn bán. Từ đó hình thành nên sự đa dạng các nền văn hóa và sắc tộc. Hai chợ nhỏ trước đó cũng được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân. Đặc biệt đường ray xe điện Bờ hồ - Thụy Khuê thời đó cũng chạy xuyên qua đây.

Giá trị kiến trúc của phố cổ Hà Nội

Tổng thể kiến trúc khu phố cổ Hà Nội là một quần thể với khối không gian được bố trí đặc biệt. Các hình thức kiến trúc mặt đứng kết hợp với các tuyến phố, các ngôi nhà với lớp mái ngói "lô xô". Đặc biệt được kết hợp cùng các họa tiết trang trí truyền thống của Việt Nam. Tất cả tạo nên một tổng thể cảnh quan kiến trúc mang đặc trưng của một đô thị cổ. Vô cùng tiêu biểu với kiến trúc truyền thống của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng chính là đặc trưng cho một di sản đô thị cổ của châu Á.

Khu 36 phố phường Hà Nội chính là đặc trưng của một quần thể kiến trúc truyền thống tại Việt Nam. Lối kiến trúc phố cổ phản ánh các dạng kiến trúc của các thời kỳ lịch sử thủ đô Hà Nội. Kiến trúc truyền thống phố cổ Hà Nội chính là sự kế thừa  cũng như phát triển văn hóa nhà ở dân gian truyền thống. Đó là mạng lưới những đường phố, các ngõ nhỏ có hình thái tự nhiên. Cùng với đó là cách chia nhỏ mặt đứng kiến trúc đường phố tạo nên vẻ đẹp hài hòa của không gian kiến trúc luôn thay đổi khá bất ngờ, độc đáo.

Giá trị kiến trúc của phố cổ Hà Nội
Giá trị kiến trúc của phố cổ Hà Nội
 

Phố cổ Hà Nội mang giá trị văn hóa sâu sắc

Nói đến lịch sử hình thành và quá trình phát triển "Thăng Long - Hà Nội" ta không thể không nhắc đến khu phố cổ Hà Nội. Đây chính là một di sản văn hoá, một biểu tượng đặc trưng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Khu phố cổ Hà Nội chính là một nhân tố quan trọng, một phần thiết yếu để nhận diện bản sắc văn hoá đô thị Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội mang giá trị văn hóa sâu sắc
Phố cổ Hà Nội mang giá trị văn hóa sâu sắc

Đây thật sự không chỉ là một trung tâm kinh tế của cả nước mà còn là một trung tâm văn hóa vô cùng đa dạng. Nó mang trong mình những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội truyền thống trong các di tích lịch sử, nếp sống thanh lịch của người Hà Nội xưa, văn hóa ẩm thực,... Cùng với đó là sự hiện diện của văn hóa nghề thủ công truyền thống được ghi dấu lại bằng tên phố hay các di tích tổ nghề cũng như các hoạt động buôn bán sản xuất còn hiện hữu trên các phố.

Phố cổ Hà Nội thời hiện đại

Trải qua những biến cố và thăm trầm lịch sử, phố cổ Hà Nội xưa và nay luôn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của thủ đô. Cuộc sống ở phố cổ cũng có những thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên nơi đây vẫn giữ được cốt cách người Tràng An. Ngày nay, các tuyến phố đi bộ được mở để phục vụ khách du lịch và người dân.

Phố cổ Hà Nội thời hiện đại
Phố cổ Hà Nội thời hiện đại
 

Hiện một số phố nghề tại khu phố cổ Hà Nội vẫn còn lưu giữ và sản xuất các sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc... Một số khu phố tuy không giữ nghề cũ nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa nhất định như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch, Hàng Buồm bán bánh kẹo. Đặc biệt, phố cổ Hà Nội về đêm trở nên vô cùng sống động, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. 

Phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi hay diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như một sự gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, khu phố cổ Hà Nội luôn mang trong mình sức sống riêng. Đó là sức sống để tồn tại, thích nghi và phát triển với sứ mệnh bảo lưu được những nét riêng độc đáo của người Tràng An xưa. 

 

 
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ