Chuẩn Bị Gì Vào Ngày Tết Trung Thu?

(0)
Tết Trung Thu này còn gọi là ''Tết Trông Trăng"
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Theo dân gian ngày Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám) là ngày mặt Trăng gần trái đất nhất, Âm khí thị vượng nên nhà nhà đều treo đèn lồng, kết hoa rước đèn cù (để kích hoạt dương khí)… và làm “Bánh Trăng” - ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên. Ngoài các hoạt động dành cho trẻ em, trong dịp này người ta còn làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân phá cỗ trông trăng.

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

Hôm nay, Phong Thủy Tam Nguyên sẽ cùng chia sẻ đến các bạn ý nghĩa của ngày lễ này, những thứ cần chuẩn bị trên mâm lễ vào ngày Trung Thu và bài văn khấn được sử dụng trong ngày này nhé!

  1. TẾT TRUNG THU LÀ NGÀY GÌ?

Tết Trung Thu theo Âm lịch được diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 hàng năm. Đây là một ngày lễ có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đứa trẻ nào cũng mong ngóng đến ngày Trung Thu để được nhận những món đồ chơi, được ăn bánh nướng, bánh dẻo, và được tham dự vào những nghi lễ truyền thống vô cùng thú vị trong ngày này.

Có rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị giành cho các ban nhỏ trong ngày Trung Thu (Ảnh minh họa)

Cho đến bây giờ, vẫn chưa có ai xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ thì Trung thu đã có từ lâu đời và hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại thì lại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ, Trung thu được bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam. Đây là một lễ hội diễn ra sau khi thu hoạch vụ mùa để mừng mùa màng bội thu, những người nông dân được nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa vất vả.

Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa từ thời vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật của mình, vua Đường Minh Hoàng truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.

Tục rước đèn do tự đời nhà Tống, truyền rằng: Từ thời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên là con gái mà đi hại người. Bây giờ có viên quan Bao Công mới cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem rong chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.

Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân xuất phát từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, "nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân".

Ngày nay, Tết trung thu được xem là ngày lễ của thiếu nhi, là dịp để các em vui chơi sau những ngày học hành căng thẳng, vừa để giải tỏa đầu óc, vừa để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về một tập tục vô cùng thú vị và ý nghĩa trong văn hóa nước ta.

>>>> XEM THÊM: Tết trung thu và những điều theo phong thuỷ nên cẩn thận

  1. SẮM LỄ
Mâm lễ Trung thu được rất nhiều gia đình chú trọng, chuẩn bị vô cùng kỳ công (Ảnh minh họa)

- Hoa tươi (hoa cúc vàng) hoặc hoa 5 màu

- Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp

- Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu)

- 1 chén Rượu, 1 chén Trà (khô), 1 chén Nước, 1 chén Gạo, 1 chén Muối

- Một số bánh kẹo bày vào một đĩa to, (bánh kẹo bóc ra)

- 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt.

- Bánh nướng, bánh dẻo (sắp nhiều để tối phá cỗ)

- Lễ vàng mã  gồm 5 Đinh tiền lễ (1 đinh 10 lễ)

Theo những nghiên cứu từ Phong thủy học, mâm cỗ cúng rằm Trung Thu thường được đặt ở ngoài sân hoặc trên sân thượng để “trông trăng”, đây là vị trí thích hợp nhất để đón được khí vượng tài lộc và cát lành từ ánh trăng khi lại gần Trái Đất trong Rằm tháng 8.

Gia chủ không nên quá coi trọng về hướng đặt mâm theo tuổi, theo sao hay mạng của của mình; vì những điều đó là không cần thiết!

  1. VĂN LỄ

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

–   Con lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

–   Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

–  Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

–  Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

–  Con kính lại ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần

–  Con kính lạy ngài Tiền Hậu Địa chủ Tài Thần

–  Con kính lạy các bậc Tiên gia cùng chư vị Tôn Thần tu vi, cai quản trong khu vực này.

–  Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội, Hội đồng Gia tiên họ nội họ ngoại dâu rể của dòng họ.................

 

Tên con là:………...........................................................Sinh năm: .........................

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên......................... Năm sinh......................)

Chúng con cư ngụ tại: ..............................................................................................

Hôm nay là ngày .................. tháng ...............  năm…......... nhân Tết Trung Thu, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất Phật Thánh, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con cầu xin các Ngài che chở, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con bản mệnh vững vàng, sức khỏe bình an, công việc hanh thông, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật gia độ cho con cháu gia đạo hưng vượng, con cháu hay ăn hay làm, thông minh học giỏi, gặp công gặp việc, có quý nhân phù trợ, công chức hanh thông, làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn..........

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Mong rằng bài viết trên đã giúp quý gia chủ có thêm tư liệu để bổ sung vào kho những bài văn khấn thường được sử dụng trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của người Việt. Để không bỏ qua những bài viết bổ ích về liên quan đến những bài văn khấn thường được dùng trong các dịp lễ quan trọng của người Việt, quý gia chủ hãy nhớ đón đọc những bài viết tiếp theo trên trang phongthuyvuong.com nhé!

>>>> XEM THÊM:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ