Hướng dẫn Lễ lại mặt gồm những gì cho cặp đôi mới cưới

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Xuyên suốt quá trình đám cưới là lễ thành hôn được mong chờ nhất. Tuy nhiên, đối với các thủ tục cưới hỏi truyền thống của người Bắc, lễ lại mặt sau đám cưới cũng không kém phần quan trọng và ý nghĩa. Bởi lẽ, điều này góp phần tạo nên một cái kết trọn vẹn trong đám cưới của cặp đôi trẻ. Chính vì lẽ đó thủ tục lại mặt không nên qua loa, có lệ. Cùng dịch vụ tư vấn Phong Thủy Tam Nguyên tham khảo bài viết dưới đây để có thêm cái nhìn khách quan nhé!

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

1. Ý nghĩa của buổi Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là gì? Lễ lại mặt được hiểu đơn giản chính là tấm màn kết trọn vẹn cho một đám cưới, ngoài ra được biết đến với tên gọi là lễ nhị hỷ. Đối với các cặp đôi sau khi cưới sẽ cùng nhau về nhà gái để thăm hỏi các bậc phụ huynh trong nhà, khi đó mẹ chú rể sẽ chuẩn bị sẵn mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà cô gái. Đó được gọi là “lại mặt”. Còn với nhà gái, bố mẹ vỡ sẽ chuẩn bị sẵn một mâm cơm thân mật trong nhà để mời con rể mới về ăn cơm.

Lễ lại mặt là gì
Lễ lại mặt gồm những gì

Lễ lại mặt không chỉ mang ý nghĩa là dịp để cặp đôi trẻ thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn dưỡng dục và sinh thành của cha mẹ vợ. Đây cũng chính là cơ hội để cô dâu được quay lại ngôi nhà mình từng sống sau những lo lắng và bỡ ngỡ trước sự thay đổi lớn của cuộc đời, đó là về nhà chồng.

Chính vì thấu hiểu lẽ đó, Lễ lại mặt chính là thực hiện để đôi vợ chồng mới cưới bày tỏ lòng hiếu lễ với bố mẹ vợ, cũng là đẻ cô dâu mới xa nhà vơi đi những nhớ thương muộn phiền khi nhớ cha mẹ.

Mặt khác, nghi lễ này chính là lời nhắc nhở về chữ nghĩa và nhiệm vụ chu toàn không chỉ riêng về nhà chồng, mà còn phải có hiếu và chu đáo với nhà vợ. Đồng thời cũng là sợi chỉ kết nối gắn bó, khăng khít của hai bên nhà thông gia với nhau.

thủ tục lễ lại mặt

Lễ lại mặt cần những gì?

2. Thời điểm nên thực hiện buổi Lễ nhị hỷ

Theo quan điểm và văn hóa từng vùng miền, có nơi tiến hành lễ lại mặt nhanh chóng ngay sau đêm tân hôn. Cũng có nơi làm lễ lại mặt sau khoảng 2 đến 3 ngày khi đám cưới vừa kết thúc.

Cũng ở một vài nơi chọn ngày thứ hai và thứ 4 để tiến hành làm lễ lại mặt cho hai vợ chồng trẻ. Đối với khoảng cách xa về địa lý giữa hai nhà thì lễ lại mặt sẽ được làm trong khoảng 1 tuần sau khi đón cô dâu mới về. Đặc biệt đối với một số ít quá bận rộn và có khoảng cách xa như Nam- Bắc, Việt Nam và nước ngoài thì có thể lược bỏ đi nghi lễ này.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Lễ cúng ông công có kèm văn khấn, mâm cúng chi tiết

lễ lại mặt
Lễ lại mặt sau 3 ngày cưới

3. Chuẩn bị đồ lễ trong buổi Lễ lại mặt

Theo phong tục và văn hóa từ xưa, quà lễ chuẩn bị cho lễ lại mặt khá cầu kỳ và rắc rối. Điển hình như nhà trai bắt buộc phải có chuẩn bị đủ các mâm cỗ như sau: mâm trầu cau, mâm rượu, xôi, mâm thịt gà hoặc thịt heo quay để dâng lên thắp hương trên ban thờ nhà gái. Tuy nhiên đến thời buổi hiện đại ngày nay đã khác, các gia đình không còn quá quan trọng về sự chuẩn bị trong nghi thức trong lễ lại mặt sau đám cưới.

Khác với những nghi lễ khác trong quá trình làm đám cưới và so với ngày xưa, lễ vật trong lễ lại mặt được tối giản và đơn giản hóa đi khá nhiều. Lễ vật hầu hết chỉ là những món quà nhỏ mang giá trị tinh thần để biếu cha mẹ vợ. Lễ lại mặt sau cưới gồm những gì? Con rể tới nhà lại mặt bố mẹ vợ chỉ cần chuẩn bị những phần hoa quả, bánh kẹo,…để ra mắt với bố mẹ cô dâu.

quà lại mặt
Thủ tục trong buổi Lễ lại mặt sau khi cưới

Đối với cặp đôi vợ chồng mới cưới có điều kiện cũng có thể chuẩn bị phong bì nhỏ để thắp hương trên ban thờ tổ tiên. Cũng như đã nói nếu như có thể có điều kiện kinh tế hơn, chú rể cũng có thể chuẩn bị lễ vật như trầu cau, xôi, thịt gà, chai rượu, bao thuốc lá,…mang đến nhà gái. Đặc biệt lưu ý lễ lại mặt là bữa cơm thân mật diễn ra trong phạm vi gia đình, không cần chú trọng và mời thêm họ hàng hay bạn bè lối xóm. Nếu có thêm thời gian và điều kiện, hai vợ chồng có thể ghé sang thăm hỏi các cô bác họ hàng bên nhà gái.

4. Một số điều lưu ý khi thực hiện thủ tục Lễ nhị hỷ

Nếu đã tiến hành tổ chức lễ lại mặt thì bắt buộc phải có sự xuất hiện của cả cô dâu và chú rể, không chỉ thể hiện sự tôn trọng với bên gia đình nhà vợ mà còn chính là làm tròn đạo hiếu- đạo làm con với bố mẹ vợ. Vì ngoài đám cưới, lễ lại mặt chính là thời điểm quan trọng nhất để chú rể có cơ hội nói lời cảm ơn đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của mình tới cha mẹ cô dâu.

Trong văn hóa của người Việt, đôi vợ chồng trẻ nên đến nhà bố mẹ vợ vào buổi sáng sớm, không nên đến vào lúc tối muộn, điều đó không tốt đẻ gặp gỡ lại mặt. Loại trừ với những trường hợp xem theo giờ Hoàng đạo có những tiêu chuẩn khắt khe nên mới bắt buộc phải nghe theo.

thủ tục Lễ lại mặt
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục Lễ lại mặt cần những gì?

Có thể thấy rằng, lễ lại mặt là một phong tục văn hóa ý nghĩa và đẹp đẽ trong đám cưới của người Việt. Do đó, mọi người nên cố gắng lưu giữ và bảo vệ văn hóa truyền thống này trong đời sống tinh thần của người Việt. Để có thêm những lời tư vấn về cưới hỏi cũng như những thắc mắc khác, anh chị vui lòng để lại Họ tên và Số điện thoại để được hỗ trợ nhanh chóng.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ