LUẬN SÁT HUNG CỦA BÁT SÁT

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Sát hung của Bát Sát vốn là tầng kiến thức căn bản nhất mà mỗi người khi bắt đầu học phong thủy Tam Hợp thì đều cần phải học đến.

>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

Bát là 8, là 8 cung trong la kinh. Trong mỗi cung ấy đều có một sơn vị trong 24 sơn của la kinh, nằm về trái hoặc nằm về phải của mặt hậu ngôi nhà, ảnh hưởng không tốt đến ngôi nhà nên được gọi là “Sát”. Vậy Bát sát cụ thể bao gồm những phương nào và tác hại của nó đến dương cơ hay âm trạch như thế nào? Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bát Sát Là Gì?

Theo quy luật tự nhiên, khi các dòng khí từ những phương hướng tương ứng giao hội với nhau sẽ phát sinh Bát sát. Khẩu quyết phong thủy nêu rõ: “Khảm long khôn thố chấn sơn hầu - Tốn kê càn mã đoài xà đầu - Cấn hổ ly trư vi sát diệu - Phùng chi trạch mộ nhất tề hưu”. Nghĩa là: (khí từ phương) Khảm gặp (khí từ phương) Thìn, Khôn gặp Mão, Chấn gặp Thân, Tốn gặp Dậu, Càn gặp Ngọ; Đoài gặp Tỵ, Cấn gặp Dần, Ly gặp Hợi, tất cả các luồng khí từ các hướng tương ứng này khi gặp nhau đều phát sinh Bát sát, nhà ở hay mồ mả đều không dùng được (hưu).

 

Lưu ý: Bát sát phát sinh do tương tác giữa âm dương, ngũ hành các phương vị trong vũ trụ. Khảm, Tý, Thìn, Mão, Tỵ, Đoài, Dậu, Khôn, Càn... được "mượn" để gọi tên và định vị phương hướng, không liên quan tới "tuổi con giáp". Nếu nói tuổi Tý với tuổi Thìn hay tuổi Dậu với tuổi Tỵ có quan hệ Bát sát với nhau là sai lầm.

Tác Hại Của Bát Sát

Tác hại của Bát sát được đúc kết qua thực tế hàng nghìn năm, tùy theo từng cặp quan hệ để xác định. 

Theo phong thủy, sát khí từ cặp Khảm - Thìn gây ra nhiều bệnh tật, vợ chồng bất hòa; sát khí từ cặp Hợi - Ngọ khiến người trong gia đình bất hòa, dễ mất đoàn kết với hàng xóm, bị tiểu nhân dèm pha, con cái hay bệnh tật, gia súc khó nuôi; sát khí do cặp Chấn - Thân khiến trong nhà dễ sinh nghiện ngập, tai họa, bị o ép trong cuộc sống; sát khí Đoài - Tỵ hãm vận quý nhân, trên dưới mất tôn ti trật tự và dễ sinh nghiện ngập, tệ nạn xã hội; sát khí Khôn - Mão thường gây nạn trộm cướp, mất mát tiền của, tai nạn thương tích; sát khí Cấn - Dần ảnh hưởng tới gia đạo, vợ chồng bất hòa, tài lộc hao tán, con cháu biếng nhác; sát khí từ cặp Tốn - Dậu ảnh hưởng tới quan vận, bị kìm hãm không phát triển được, tổ tiên không phù trì, thờ phụng không linh thiêng, ma quỷ ám hại; sát khí Càn - Ngọ ảnh hưởng tới tình cảm cha con, anh em trong dòng họ, tai nạn thương tích, bệnh tật phải phẫu thuật, tang thương.

 >>>> TÌM HIỂU THÊM: Hỷ thần là gì? Luận giải về hỷ thần trong bát tự chi tiết

Làm Thế Nào Để Tránh Được Bát Sát?

Để tránh Bát sát, trong việc chọn ngày giờ người ta tính toán như sau: Năm Tý (vì Tý ở Khảm - hướng Bắc) gặp tháng Thìn, tháng Tý gặp ngày Thìn, ngày Tý gặp giờ Thìn (và ngược lại, năm Thìn gặp tháng Tý, tháng Thìn gặp ngày Tý...) thì đều phạm sát, kỵ không nên dùng. Nhà hướng Tý không chọn động thổ, khai trương, nhập trạch... vào tháng, ngày, giờ Thìn (và ngược lại). Các cặp tương quan Bát sát khác cũng được xác định theo cách tương tự.

 

Đối với việc đặt mộ, mạch từ phương Khảm (Tý) nhập huyệt thì không nên lập hướng Thìn; mạch từ phương Thìn nhập huyệt thì không lập hướng Khảm. Đặt mộ phạm sát Khảm - Thìn thì "lưỡng bại bại câu vong" (đều bại vong). Khảm (Tý) ngũ hành thuộc Thủy, gặp Thìn ngũ hành thuộc Thổ là tương khắc.

 

Long mạch từ phương Khôn nhập huyệt thì không lập hướng Mão; mạch từ phương Mão nhập huyệt thì không lập hướng Khôn. Tai họa phát sinh do ngũ hành phương Khôn thuộc Thổ, gặp ngũ hành phương Mộc ở phương Mão là tương khắc.

 

Long mạch từ phương Chấn nhập huyệt thì không lập hướng Thân; mạch từ phương Thân nhập huyệt thì không lập hướng Chấn. Ngũ hành phương Chấn thuộc Mộc bị ngũ hành phương Thân thuộc Kim tương khắc.

 

Long mạch từ phương Tốn nhập huyệt thì không lập hướng Dậu; mạch từ phương Dậu nhập huyệt thì không lập hướng Tốn, cũng là do Kim - Mộc tương khắc sinh tai họa.

 

Long mạch từ phương Càn nhập huyệt thì không lập hướng Ngọ; mạch từ phương Ngọ nhập huyệt thì không lập hướng Càn. Ngũ hành phương Ngọ thuộc Hỏa khắc ngũ hành phương Càn thuộc Kim... Tương tự, long mạch từ phương Đoài nhập huyệt thì không lập hướng Tỵ; mạch từ phương Tỵ nhập huyệt thì không lập hướng Đoài. Long mạch từ phương Cấn nhập huyệt thì không lập hướng Dần; mạch từ phương Dần nhập huyệt thì không lập hướng Cấn. Cuối cùng, long mạch từ phương Ly (Ngọ) nhập huyệt thì không lập hướng Hợi; mạch ở phương Hợi nhập huyệt thì không lập hướng Ly để tránh Thủy - Hỏa tương khắc.

 

Đối với dương trạch (nhà ở, cơ quan, công sở, cửa hiệu, nhà hàng khách sạn...), Bát sát chủ yếu phát sinh do mở cổng, cửa, đường đi lối lại, cấp thoát nước...

 

Nhà tọa Khảm (sơn Tý), còn gọi là Khảm trạch, nếu cấp - thoát nước, mở cổng (cửa, kể cả cửa ngách, cửa sổ, thông gió), đường đi, hành lang ở cung Thìn là phạm Bát sát. Ngược lại, nhà tọa sơn tại Thìn nếu mở cổng, cửa, cấp - thoát nước... tại cung Khảm (Tý) cũng phạm Bát sát. Các cặp Bát sát còn lại cũng được xác định theo cách tương tự.

 

Kết

Vậy là thông qua bài viết trên, Phong Thủy Tam Nguyên đã chia sẻ qua cùng các bạn về Bát sát và những ảnh hưởng của những sát này tới dương cơ cũng như những người sinh sống, làm việc ở trong đó, cũng như một số cách để tránh được Bát sát. Mong rằng qua những chia sẻ trên, quý gia chủ đã có một cái nhìn cụ thể hơn về Bát sát và những tác hại của nó. Nếu quý gia chủ đang gặp phải một trong số bát sát ở trên và mong muốn được Phong Thủy Tam Nguyên tư vấn hóa giải, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 19002292, đội ngũ Trợ lý và chuyên gia sẽ hỗ trợ cụ thể hơn nhé!

>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:

 

 
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ