Cúng giỗ ông bà, cha mẹ, tổ tiên: Văn khấn, nghi thức & mâm lễ
Cúng giỗ ông bà là một phong tục tập quán từ ngàn đời xưa truyền từ thế hệ sang nhiều thế hệ khác. Cúng giỗ ông bà, cha mẹ nhằm giúp con cháu nhớ đến ngày mất của người đã mất, luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên sinh ra ta. Cùng Phong thủy Tam Nguyên tìm hiểu về buổi lễ này ngay sau đây.
>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết
1. Nghi thức cúng giỗ ông bà, cha mẹ, tổ tiên là gì?
Từ xa xưa, ngày giỗ đã được xem là một trong những ngày quan trọng nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên. Đây là dịp để người thân, họ hàng từ phương xa trở về tưởng nhớ những người đã khuất và cùng nhau bàn việc sống giữ gìn gia phong.
Nghi thức cúng giỗ là gì?
Vào ngày giỗ, các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cỗ thịnh soạn, trước để dâng lên tổ tiên sau cùng chiêu đãi họ hàng ăn uống. Ngày giỗ là mốc thời gian để con cháu thăm mộ, sắm sửa cho khu mộ thêm khang trang. Nếu gia chủ có ý định sửa mới thì phải chú ý xem tuổi sửa mộ để phù hợp với nghi thức này.
2. Cách cúng đám giỗ 1 năm (giỗ đầu) ông bà, cha mẹ
Theo phong tục tập quán Việt Nam, giỗ là buổi lễ, nghi thức tưởng nhớ những người đã khuất. Ngày giỗ đầu hay còn gọi là ngày Tiểu Tường, được xem là ngày giỗ rất quan trọng.
2.1 Cách tính ngày cúng giỗ đầu
Đây là ngày giỗ đầu tiên được tính sau một năm ngày mất. Theo thường lệ, ngày giỗ đầu được tính theo lịch âm kể từ ngày người mất qua đời đúng 1 năm.
Cách tính ngày cúng giỗ đầu
Giỗ đầu thuộc một trong hai giỗ kỳ tang, khi tham gia cúng, con cháu nên mặc đồ trắng và quỳ lạy nhằm thể hiện lòng thành kính. Gia chủ nên chuẩn bị một mâm cơm tươm tất và đầy đủ để dâng lên, cầu mong cho người đã khuất đem lại bình an, phù hộ.
>>>> XEM THÊM: Ý nghĩa của việc cúng giỗ ông bà, tổ tiên trong tín ngưỡng Việt
2.2 Cách tính ngày cúng giỗ đầu năm nhuận
Vào năm nhuận, cách tính ngày giỗ đầu sẽ được tính như thế nào? Lấy ví dụ, người mất mất vào ngày 1 tháng 4 Âm lịch của 4 tháng trước hoặc 4 tháng sau, thì ngày giỗ đầu đều rơi vào ngày 1 tháng 4 Âm lịch hằng năm. Nếu năm đó có hai tháng 4 thì cúng giỗ vào tháng 4 đầu tiên. Vào ngày giỗ, gia chủ nên chuẩn bị mâm cúng chay thay vì đồ mặn như bình thường.
2.3 Mâm cỗ cúng giỗ đầu
Tùy vào hoàn cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn. Tuy nhiên, đa số các gia đình đều chọn làm mâm cỗ chay. Bởi, người thân mong ước, gửi gắm linh hồn người mất sớm siêu thoát và ra đi thanh thản.
Các lễ vật gia chủ cần chuẩn bị cụ thể:
- Một lọ hoa cúc tươi.
- Mâm trái cây tươi
- Các loại bánh ngọt.
- 1 ly rượu và 1 ly nước trắng
- Bộ vàng mã gồm quần áo, tiền vàng,...
- Mâm cỗ chay
- Nhang, đèn
Buổi lễ mấy đời tống giỗ
>>>> ĐỌC THÊM: 30 điều kiêng kỵ rằm tháng 7 & những mẹo hóa giải hiệu quả
2.4 Bài cúng giỗ đầu
Có thể nói rằng, ngày cúng giỗ đầu là ngày cúng trang nghiêm nhất so với các lễ cúng sau vì thời điểm nay người thân trong nhà vẫn còn chịu tang. Người đứng ra thực hiện nghi lễ đọc bài cúng sau:
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).
Tín chủ (chúng) con là:…………………………………Tuổi……………….
Ngụ tại:…………………………………………
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
3. Nghi thức cúng giỗ ông bà, cha mẹ 3 năm
Ngày giỗ là nghi thức được tổ chức hằng năm để bày tỏ lòng nhớ thương của con cháu. Thông thường giỗ chia ra 2 ngày, 1 ngày trước ngày giỗ gọi là Tiên thường và hôm sau là Chính kỵ.
3.1 Cúng giỗ ngày nào, giờ nào cho đúng?
Theo truyền thống, ngày giỗ được tổ chức theo ngày âm mà người đó ra đi. Cũng có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống. Do đó, ông bà thường chia ra có 2 ngày giỗ: Tiên thường và Chính kỵ. Trước ngày giỗ, lễ Tiên thường, con cháu sắm một ít lễ vật để dâng lên gia tiên. Ngày hôm sau, gia chủ chuẩn bị nhiều mâm cơm để thết đãi họ hàng, bà con.
Cúng giỗ ngày nào, giờ nào?
3.2 Sắm lễ cúng giỗ thường
Lễ giỗ là ngày con cháu quay về sum họp và chuẩn bị những mâm cơm tươm tất dâng lên tổ tiên. Một số lễ vật cho cúng giỗ thường cần chuẩn bị bao gồm:
- Một con gà và miếng thịt heo luộc
- 8 đĩa xôi, 8 chén cơm
- 1 mâm ngũ quả và lọ hoa tươi
- 1 bộ đồ cúng, vàng mã, giấy tiền,...
- 1 bình trà và 1 bình rượu
- Trầu têm cánh phượng và cau
Nghi thức cúng Giỗ tết, Tế lễ
3.3 Văn khấn giỗ ông bà, cha mẹ
Sau khi chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, gia chủ cùng người thân đứng trước bàn thờ gia tiên và khấn vái như sau:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).
Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..
Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
4. Một số nghi thức cúng giỗ truyền thống tại Việt Nam
4.1 Mấy đời tống giỗ
Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can); cụ (hay cô), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.
Buổi lễ mấy đời tống giỗ
4.2 Cúng giỗ người chết yểu
Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có nghi thức cúng giỗ ông bà. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.
Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.
4.3 Nghi thức cúng Giỗ tết, Tế lễ
Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do tạo hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái. Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.
Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được nhân dân thờ cúng, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần hay nhân thần nào đó. Người ta "sợ thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa, đó không thuộc tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, quì trước long ngai của thần, nhưng thần hiệu rõ ràng, chứ không phải khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.
Nghi thức cúng Giỗ tết, Tế lễ
Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục nghi thức cúng giỗ ông bà này. Thí dụ, bình vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi có dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng vẫn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ tay làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vứt ở chỗ ô uế.
Gỗ chò là loại gỗ quí, gỗ thiêng chỉ được dùng để xây dựng đình chùa, nhà thờ. Dân không được dùng gỗ chò làm nhà ở. Ngày xưa trong đám củi theo lũ cuốn về xuôi, nếu có gỗ chò, các cụ còn mặc áo thụng ra lạy.
Trên đây là một số nghi thức cúng giỗ ông bà cũng như lời khấn vái các ngày giỗ truyền thống tại Việt Nam. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về các nghi thức cúng của Việt Nam cũng như hiểu hơn về văn hóa Việt Nam.
>>>> XEM THÊM