Những Điều Điều Thú Vị Xoay Quanh Ngày Thất Tịch
Nguồn gốc ngày Thất tịch và ý nghĩa của nó trong văn hóa phương Đông, nếu phương Tây có ngày 14-2 là ngày lễ tình nhân, ngày dành cho những cặp đôi yêu nhau bày tỏ tình cảm của mình, thì ở Châu Á nói chung và những nước Đông Nam Á nói riêng, ngày lễ tình nhân lại được diễn ra vào ngày 7-7 Âm lịch, còn được gọi là lễ Thất tịch.
>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết
Ngày Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang và Chức Nữ.
Chuyện kể rằng có một anh chàng chăn trâu tên là Ngưu Lang, hoàn cảnh nghèo khó, mồ côi cha mẹ. Lúc chăn trâu trên đồi anh phát hiện tại một hồ nước gần đó có 7 nàng tiên đang nô đùa, trong số đó anh phải lòng cô tiên nữ trẻ nhất. Chú trâu của anh biết được bèn bày kế cho anh cướp xiêm y của cô tiên nữ đó, để cô mãi ở chốn trần giang cùng với anh chàng. Cô gái đó chính là Chức Nữ - con gái út của Ngọc Hoàng.
Khi tới giờ phải bay về trời, các chị cô đành bay về hết để lại nàng tiên nữ khóc lóc một mình loay hoay tìm đồ. Chàng Ngưu Lang lúc này thấy mủi lòng bèn đem bộ xiêm y ra trả lại cho nàng và thú nhận tất cả, đồng thời chàng không quên thổ lộ tấm chân tình của mình và mong muốn lấy nàng làm vợ. Thấy chàng có vẻ là người thật thà, dễ thương, chân thành nên Chức Nữ đồng ý, từ đó hai người sống hạnh phúc bên nhau dưới trần gian.
Sau khi Ngọc Hoàng phát hiện đứa con gái út mất tích và sai binh lính xuống trần bắt con về trời. Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng Vương Mẫu biết được nên vạch ra ranh giới giữa 2 cõi, đó là sông Ngân Hà. Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về.
Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.
>>>> XEM NGAY: Những lý do khiến việc chọn xem ngày tốt trở nên quan trọng
Ý nghĩa của ngày Thất tịch trong văn hoá phương Đông
Ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Lễ Thất Tịch và chuyện về Ngưu Lang - Chức Nữ được bắt nguồn từ Trung Quốc. Vì vậy cho đến nay, ngày lễ này vẫn luôn là một ngày quan trọng với người dân Trung Hoa.
Tại nơi được xem như cái nôi của ngày Thất Tịch, những hoạt động diễn ra rất sôi nổi. Vào thời trước đây, Thất tịch là lúc các cô gái chưa chồng cầu nguyện cho nàng Chức Nữ với mong muốn mình sẽ có được đôi bàn tay khéo léo trong các công việc nữ công gia chánh, đặc biệt là thêu thùa dệt vải. Ở một số vùng khác, người con gái lại cầu nguyện để sau này sẽ lấy được một người chồng tốt, đồng thời tham gia các cuộc thi như tạo hình dưa hấu, thêu…Ngoài ra, các cô gái trẻ còn đặt một cây kim lên mặt nước và hy vọng nó không chìm, bởi cây kim tượng trưng cho sự thông minh, khéo léo và trưởng thành.
Một số nơi khác ở Trung Hoa đại lục, 7 người bạn sẽ cùng nhau làm bánh bột nhào. Trong những chiếc bánh, người ta sẽ giấu 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ. Khi ăn, người nào trong bánh có cây kim sẽ trở nên khéo léo, người có đồng xu sẽ giàu có, người có tờ giấy đỏ sẽ có một tình yêu đẹp và hôn nhân hạnh phúc.
Ngày Thất Tịch ở Việt Nam
Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) tại Việt Nam còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” - cách gọi Ngưu Lang và Chức Nữ trong văn hóa người Việt Nam. Trong ngày lễ Thất Tịch trời thường mưa rả rích trong suốt một ngày, gọi là mưa ngâu. Tương truyền đó cũng chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được gặp nhau.
Điều đặc biệt với ngày lễ Thất Tịch tại Việt Nam đó là vào thời vua vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Theo những ghi chép lịch sử để lại, lúc này nhà vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Vì vậy, vào ngày này hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Người ta tin rằng, trong ngày Thất Tịch nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ mãi mãi bên nhau. Những năm trở lại đây, giới trẻ Việt còn truyền nhau rằng, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp cầu nhân duyên, những cặp đôi yêu nhau sẽ càng thêm bền lâu còn người đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân.
Tại sao nên ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch?
Theo quan niệm phương Đông, ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau, mọi người nên ăn đậu đỏ, để cầu cho tình duyên gặp may mắn thuận lợi, sớm gặp được ý trung nhân hoặc đến được với người mình đang yêu. Còn nếu đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ bạn sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững.
Mặc dù không ai kiểm chứng được rằng ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch có thực sự mang lại sự may mắn trong tình duyên hay không, nhưng theo Đông y, hạt đậu đỏ còn chứa công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và điều dưỡng khí huyết trong cơ thể. Kết quả phân tích của khoa học hiện đại ngày nay cũng cho thấy những chất dinh dưỡng có trong đậu đỏ sẽ giúp bạn thu về hàng loạt lợi ích sau.
Giúp giảm cân
Nếu bạn đang muốn giảm cân thì hãy lựa chọn đậu đỏ vào trong thực đơn ăn kiêng hàng ngày. Bởi trong đậu đỏ có chứa rất ít calories (một chén đậu đỏ chỉ chứa khoảng 300 calo) nhưng lại giàu chất xơ nên giúp cơ thể no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn vặt. Đồng thời, nó còn giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa đã tích trữ lâu trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Thúc đẩy đường tiêu hóa làm việc trơn tru
Lượng chất xơ có trong đậu đỏ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột của bạn, từ đó giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra thuận lợi. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy chất xơ có thể làm giảm các triệu chứng của tình trạng kích ứng đường ruột.
Tốt cho làn da
Đậu đỏ cũng được biết tới là loại thực phẩm giúp tẩy sạch tế bào chết trên da. Người ta thường dùng bột đậu đỏ để làm các loại mặt nạ dưỡng da. Khi bạn sử dụng đậu đỏ trong việc làm đẹp da thì nó không chỉ giúp tẩy sạch tế bào da chết mà còn giảm bớt tình trạng viêm nhiễm và hạn chế các vết sưng tấy trên da do mụn gây ra.
Tốt cho thận
Đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh chức năng thận và khôi phục lại sự cân bằng về lượng chất ẩm có trong hai quả thận. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe, để thu về lợi ích tốt nhất từ đậu đỏ, bạn cần ăn những món chế biến từ loại đậu này khoảng 2 lần/tuần.
Khử độc cơ thể
Việc ăn đậu đỏ mỗi tuần cũng là một cách giúp bạn thanh lọc, thải độc cho cơ thể. Loại đậu này còn có khả năng làm giảm cảm giác mệt mỏi, khử độc cho da và các cơ quan trong cơ thể. Nhờ quá trình khử độc này mà cấu trúc của da sẽ được cải thiện, từ đó khiến làn da trở nên rạng rỡ, tươi tắn hơn.
Phòng ngừa các bệnh về tim mạch
Lượng protein phong phú có sẵn trong đậu đỏ được đánh giá là rất có lợi cho sức khỏe ở cơ quan tim. Protein làm hạ thấp mức cholesterol xấu - LDL và gia tăng lượng cholesterol tốt - HDL trong cơ thể. Thêm nữa, khi cơ thể có đủ protein, cơ bắp của bạn sẽ được củng cố, săn chắc hơn.
Kiểm soát huyết áp
Lượng kali có trong hạt đậu đỏ giúp điều chỉnh và kiểm soát mức huyết áp trong cơ thể của bạn. Ngoài ra, đối với các mẹ bầu, việc bổ sung đủ lượng kali cũng giúp ngăn ngừa những dị tật có thể xảy ra cho thai nhi của mình.
Có rất nhiều món ăn được làm từ đậu đỏ như chè đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ, bánh rán doremon, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ... Nếu không tự làm được, bạn có thể ghé các địa điểm bán chè tha hồ lựa chọn các vị đậu đỏ cho mình. Chẳng hạn như chè đậu đỏ thập cẩm, chè sữa chua đậu đỏ, trà sữa đậu đỏ, bingsu đậu đỏ... Vào ngày này, đảm bảo món chè hay đồ giải khát kèm đậu đỏ vô cùng đắt hàng. Mặc dù không rõ ăn đậu đỏ có đem lại sự may mắn thực sự cho những ai thoát kiếp độc thân hay không nhưng hương vị thơm ngon hấp dẫn do đậu đỏ đem lại cũng đáng để bạn thử vô cùng.
>>>> XEM THÊM:
- Lễ trưởng thành ở Việt Nam & các nghi lễ trong vòng đời người
- Những yếu tố trong cách bố trí phong thủy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Ông thiện ông ác là gì? Lý giải ý nghĩa của ông thiện ông ác