Tết Nguyên Tiêu Trong Văn Hóa Người Việt Mới Nhất 2022

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

 Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa của cộng đồng người Việt luôn là một ngày trọng đại và có nhiều ý nghĩa trong tinh thần của nhiều người. Xung quanh Tết Nguyên Tiêu có không ít những câu chuyện xung quanh. Hôm nay hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu thêm về ngày này nhé!

>>>> TÌM HIỂU THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

Nguồn Gốc Về Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu của năm 2020 vào ngày mùng 8 tháng 2 (dương lịch).

Nguồn Gốc Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu đối với người Việt Nam chính là một ngày lễ hội trăng rằm, còn được nhắc đến với vai trò là một ngày được nhiều chọn lựa để cúng gia tiên. Hơn hết đó cũng là ngày Rằm đầu tiên trong năm nên mọi người đều hồi hướng về với Thần Phật để có một năm an lành.

Ngoài ra từ lâu cũng có rất nhiều thông tin và tài liệu về câu chuyện của Tết Nguyên Tiêu (hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng hoặc Tết Thượng Nguyên) và những truyền thuyết xung quanh đó.

Đặc biệt phải kể đến 3 điển tích nổi tiếng như sau:

Điển Tích 1

"Đã từng có một giai thoại bắt nguồn từ Trung Quốc khi đến Việt Nam, cho rằng vào ngày 15 tháng Giêng (âm lịch) chính là ngày vía của Thiên Hậu Nương Nương.

Vào ngày này nhiều người biết đến với một tục lệ “vay tiền” đối với các bậc thần tiên vào đầu năm để có lộc làm ăn buôn bán trong suốt một năm đó."

Điển Tích 2

Ngoài ra, một trong những điển tích mà cũng không ít người truyền tai nhau về câu chuyện đó:

"Từ xa xưa, có một con thiên nga xinh đẹp sống trên Thiên Đình được Ngọc Hoàng Thượng Đế yêu thích vô cùng. Tuy nhiên vào một ngày con thiên nga vô tình rơi xuống hạ giới và bị thợ săn giết chết.

Biết tin, Ngọc Hoàng Thượng Đế cho người xuống trần đốt cháy thiêu trụi mọi thứ đúng vào ngày Rằm tháng Giêng (âm lịch).

Ngay tại lúc đó, một vị phán quan đã xuống hạ giới bày cho người trần hàng năm vào ngày này tất cả mọi nhà phải treo đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng Thượng Đế nghĩ rằng mệnh lệnh của người đã được thi hành.

Kể từ đó, người dân được sống an ổn và vẫn luôn ghi nhớ lời dặn của vị phán quan đó mà cứ đến 15 tháng Giêng tất cả mọi người đều treo đèn lồng đỏ cũng như tưởng nhớ đến người có công."

Điển Tích 3

Không những vậy, xung quanh cái tên “Nguyên Tiêu” còn được cha ông ta truyền rằng đó chính là tên của một cung nữ hầu hạ Ngọc Hoàng Thượng Đế trên trời.

"Vì muốn được về thăm nhà vào ngày trên Thiên Đình cấm cung vua nhưng không được cô bi lụy đi tìm cái chết. Chứng kiến điều đó quan Đông Phương Sóc đã ra tay cứu trợ.

Ông bày kế bói quẻ trên đường phố và ghi trên các quẻ thông tin rằng 16 tháng Giêng này sẽ bị lửa thiêu cháy rụi. Không những vậy còn tỉ mỉ dặn mọi người rằng vào đêm 13 tháng Giêng sẽ có 1 tiên nữ áo đỏ do Ngọc Hoàng sai xuống hỏa thiêu toàn dãy phố.

Chính vì vậy ai muốn kiếp nạn thì hãy trình lên với hoàng đế, đúng như vậy Ngọc Hoàng đã tìm quan Đông Phương Sóc để tìm cách. Ông liền nói với hoàng đế rằng bản chất của thần lửa thích ăn bánh trôi, may thay trong hoàng cung có cung nữ Nguyên Tiêu làm khéo.

Vào ngày đó, khi người dân thắp đèn lồng Ngọc Hoàng đã nghĩ dưới trần đã cháy và mọi việc đã được thuận buồm và thưởng cho cung nữ làm bánh trôi vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm sẽ được về nhà."

>>>> XEM THÊM: Tết trung thu và những điều theo phong thuỷ nên cẩn thận

Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Tiêu Trong Văn Hóa Của Người Việt

Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng được bắt đầu vào thời khắc của đêm ngày 14 (một đêm trước ngày trăng rằm) cho đến thời điểm nửa đêm của ngày 15 tháng Giêng (ngày âm lịch).

Ngày Tết Nguyên Tiêu là thời điểm mà mọi người cùng trở về và đoàn viên, đoàn tụ giữa các thành viên trong gia đình.

Theo thông lệ, mọi người sẽ cùng ngồi ăn bánh trôi - được coi là biểu tượng của Tết Nguyên Tiêu và cùng hàn huyên ngắm trăng đêm Rằm.

Không những vậy, vào đúng thời điểm trăng thanh sáng tỏ nhất cũng chính là lúc mà Đức Phật giáng trần phổ độ chúng sinh nên nhiều người thường thành tâm cầu khấn để mọi chuyện được hanh thông và như ý.

Lưu Ý Khác về Tết Nguyên Tiêu

Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu trong tinh thần của không ít gia đình chính là một ngày “Tết muộn” đối với những người con xa xứ hay đi làm ăn xa không có thời gian về đoàn tụ vào Tết Nguyên Đán. Thì đây chính là ngày Tết có phần”muộn” nhưng không ít ý nghĩa với những gia đình khi có được cơ hội đoàn viên đầy đủ.

Hoạt Động Xung Quanh Tết Nguyên Tiêu

Thông thường vào ngày này, nhiều người sẽ đi chùa cầu khấn Thần Phật hoặc cũng có người đi thả hoa đăng.

Tại nhiều nơi, khi thả hoa đăng họ sẽ viết lên trên đó những mong ước mong muốn của bản thân và thả xuống sông để có một năm trọn vẹn may mắn và hạnh phúc.

Cũng như đã nói ở trên, các nhà dân sẽ tiến hành treo đèn lồng nhiều màu sắc hay các câu đối đỏ trên cây hoặc trước nhà không chỉ cầu tài lộc, phước lành và còn cả may mắn.

Tại một số nơi, người dân còn tiến hành thả đèn lồng lên trời với ước vọng những mong muốn của mình sẽ bay xa và đến đợi với Đức Phật.

Cuối cùng Tết Nguyên Tiêu có vai trò vô cùng quan trọng đòi hỏi các thủ tục cần phải chuẩn bị kỹ lương và đầy đủ, để có thêm những thông tin chi tiết hãy theo dõi các biết viết tại Phong Thủy Tam Nguyên nhé!

Lời Kết

Trên đây là những thông tin về Tết Nguyên Tiêu tổng quát mới nhất trong năm 2020 do Phong Thủy Tam Nguyên thực hiện.

Chúc quý bạn độc giả có một ngày Tết Nguyên Tiêu hạnh phúc, trọn vẹn và đầy đủ!

 >>>> XEM THÊM NỘI DUNG:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ