Thiết lập nền tảng cho thiền định
1. Thiền định mở ra theo nhiều cách khác nhau
Mặc dù có nhiều thứ tương đồng mỗi người cũng là duy nhất và nền tảng cho thiền định mở ra theo nhiều cách khác nhau cho chúng ta. Kết quả là, làm thế nào tốt nhất và cần những gì tại mỗi bước sẽ khác nhau giữa mỗi người.
Không có kỹ thuật hay phương pháp nào là hoàn toàn đúng hay tốt nhất phù hợp cho tất cả, và vì thế sẽ không có sự hướng dẫn nào thích hợp cho tất cả trong mọi trường hợp, không có phương pháp nào hiệu quả hay thỏa đáng cho mọi người trong mọi hoàn cảnh.
Điều hữu ích nhất cho một người đang ở trong một hoàn cảnh hay sự kiện cụ thể có thể không chứng tỏ sự hữu ích với người khác, và thực tế có thể gây ra tác dụng ngược.
2. Thiền chỉ và Thiền quán dựa trên thực hành quán niệm
2.1. Quán niệm trong thiền định
Thiền chỉ và thiền quán, và tất cả những bài tập phương pháp khác nhau để phát huy chúng, dựa vào nền tảng của quán niệm (mindfulness). Quán niệm hay sự chú tâm, sự tỉnh táo, nghĩa là nhận thức đưa bất cứ điều gì đang xảy ra trong mọi giây phút. Khi bạn tức giận hay bất an hay căng thẳng, bạn biết điều đó. Khi bạn vui vẻ và an lạc, bạn biết điều đó.
Khi bạn hiểu thế giới nội tâm của mình, những cảm giác trong cơ thể, những xúc cảm, ý nghĩ, và tâm trạng và quan sát thế giới xung quanh. Bất kì việc gì xảy ra, bạn có thể quan sát nó. Trong chương tới, bạn sẽ học các thực hành cụ thể để bắt đầu áp dụng quán niệm trong thiền định, bắt đầu với quan niệm hơi thở.
Thông qua thực hành quán niệm, bạn luyện tập cho tâm trí lắng xuống và định tâm bằng việc điều khiển sự chú ý của mình một cách thiện xảo, và khả năng giữ tự chủ và cân bằng tăng lên. Không bị phân tâm tức là nhận thức của bạn có thể duy trì kiên định, mà không chạy quanh hay lang thang đâu đó.
Chúng ta sử dụng nhận thức không bị phân tâm ấy để hiểu rõ hơn về điều đang diễn ra trong từng giây phút, dẫn đến minh sát hay nội quán (insight). Thực hành quán niệm dẫn đến minh sát bởi vì bạn đang nhìn thẳng vào bản chất của tâm, thân và tất cả trải nghiệm của mình.
Xem thêm: BÍ QUYẾT CỦA NỤ CƯỜI BÊN TRONG
2.2. Thiền chỉ và thiền quán hòa hợp với nhau
Thiền chỉ và thiền quán hòa hợp với nhau. Mỗi thứ có thể là một cánh cửa để mở ra thứ còn lại. Chúng ta phải tham gia cả hai, mặc dù một trong hai thứ có thể được chú trọng ở một thời điểm cụ thể nào đó.
Nếu bắt đầu với việc định tâm, bạn phải vận dụng mọi nguồn lực và hỗ trợ của quán niệm. Bạn sẽ làm cho tâm trí thanh tịnh, tự chủ, không bị lơ đãng nhờ vậy sự chú ý không bị phân tán. Nhận thức của bạn trở nên mạnh mẽ và sau đó nội quán trở nên sâu sắc hơn.
2.3. Nội quán trong thiền định
Nếu bạn chú trọng nội quán trong thiền định, bạn dùng quan niệm để khám phá ra bản chất luôn thay đổi và có điều kiện của tâm thần và tất cả các hiện tượng, các sự vật. Bạn chỉ có thể tăng cường và tạo ra năng lượng từ một tâm trí thanh tịnh.
Bạn có thể tự nhiên thiên về cách này hoặc cách khác, nhưng định tâm và nội quán thực sự không thể nào tách biệt. Bạn càng định tâm, tâm trí bạn càng trở nên sáng tỏ và tinh khiết, và bởi nhận thức của bạn được sáng tỏ, sự thấu hiểu đạt đến các mức độ uyên thâm hơn.
Một nhận thức thanh tịnh sáng tỏ soi sáng tâm trí, cho phép những vùng khó nhìn thấy và không tiếp cận được trước đây của bám chấp và đau khổ được bộc lộ, từ đó bạn có thể nhìn thấy liệu mình có đang thực sự an lạc trong dòng chảy của đời sống không.
Các nhận thức của bạn không chỉ tinh tế hơn; nhờ vào năng lượng sâu sắc của định tâm, khả năng thẩm thấu và biến đổi con người bạn được mở rộng vô cùng.
3. Định tâm trong thiền
Đôi khi bạn có thể chọn dựa vào nỗ lực định tâm nhiều hơn và những lúc khác bạn có thể chú trọng đào sâu vào nội quán. Và đôi khi thiền định sẽ đưa bạn vào một hướng khác với những gì đã dự kiến.
Sự chú trọng vào một hướng khác sẽ tự xuất hiện. Chúng ta mong muốn tiếp tục lĩnh hội việc trải nghiệm của mình thay đổi như thế nào sau một khoảng thời gian xuyên suốt một khóa thiền đơn nhất. Mở lòng với việc buông xả cách mà mình nghĩ rằng mọi sự việc nên diễn ra thế nào.
3.1. Thời điểm định tâm trong thiền
Khi việc tu tập phát triển, những thời điểm định, tâm mạnh mẽ - khi tâm trí đã tĩnh tại, sáng tỏ, nhạy bén và dễ dàng để những trải nghiệm khác tồn tại đúng cơ sở - sẽ tăng lên. Trong những thời điểm đó, hãy tiếp tục với quan niệm về hít thở, hoặc những thực hành khác để củng cố định tâm, để nó đi càng xa và càng sâu như nó có thể. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để nội quán phát huy trong thực hành định tâm, thông qua sự sáng tỏ mỗi lúc một sâu sắc mà định tâm đem lại, bạn sẽ nhận thức được một phạm vi trải nghiệm trọn vẹn trong cơ thể và các trạng thái của tâm trí.
3.2. Tâm trí lơ đãng không thể định tâm trong thiền
Cũng sẽ có lúc bạn không thể định tâm. Tâm trí trở nên lơ đãng hoặc phân tán, hoặc có thể bạn phải đối mặt với những chướng ngại hay đau khổ cách nào đó. Điều gì đó bạn không thích sẽ nổi lên trong nhận thức của bạn và bạn thấy mình đang vật lộn hoặc căng thẳng.
Bạn sẽ tự nhiên thấy mình ở bước nội quán tưởng của thực hành khi học cách thực hiện trong những hoàn cảnh này. Tất cả những thời điểm như vậy, khi bạn không thể định tâm, khi khó khăn xuất hiện, cũng như những thời điểm không có thiền định, là những mảnh đất màu mỡ để nội quán phát triển khi bạn học cách đạt đến chúng với một tâm trí tĩnh tại và rộng mở.
3.3. Không có thiền định là cơ hội để nội quán phát triển
Ngay cả khi định tâm mạnh mẽ và tâm trí sáng tỏ, bạn có thể lựa chọn chuyển sự chú ý đến khám phá trải nghiệm của bản thân, dù điều đó đem lại khả năng quan niệm để tiếp nhận ý nghĩ, cảm xúc, hay cảm giác nào đó trong cơ thể, hoặc đặc biệt tìm kiếm những đặc trưng của bất cứ trải nghiệm nào, ví dụ nó sinh ra và mất đi như thế nào.
Trong những thời điểm như vậy, bạn đang lựa chọn chuyển đến bước nội quán của thực hành. Bạn không cần phải cố gắng và tìm ra thời điểm đó là khi nào, mà chỉ cần đi theo trực giác của mình dẫn dắt.
Thực hành Phật pháp đòi hỏi xử lý thiện xảo với bất cứ gì điều gì trình hiện trước mặt bạn, những gì đang diễn ra ngay bây giờ, ngay tại đây trong trải nghiệm. Bằng cách luôn điều chỉnh sao cho phù hợp với sự khai mở tự nhiên của quá trình thiền định, trải nghiệm sẽ nói cho bạn biết những gì cần làm, và liệu bạn đang ở bước thiền chỉ của thực hành hay khi nào chuyển sang thiền quán.