ỨNG DỤNG CỦA NGŨ HÀNH TRONG NHÂN TƯỚNG HỌC

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Dựa trên quan niệm triết lý Thiên Địa, vạn vật đồng nhất thể (trời đất vạn vật cùng 1 bản thể nguyên khởi), người Trung Hoa đã đem những lập luận của thuyết Âm Dương ứng dụng vào ngũ hành trong nhân tướng học.

>>>> ĐỌC CHI TIẾT: 10 bước xem nhân tướng học cơ bản, chuẩn xác nhất

Người xưa tin rằng khi Âm Dương phối hợp và chuyển hóa để sinh ra muôn vật thì cái linh Khí nhẹ nhàng tinh khiết gọi là linh khanh bay lên để tạo thành trời cao, phần nặng nề, ô Trọc gọi là trọng Trọc lắng xuống dưới tạo thành đất, vật nào trong lúc hình thành hấp thu được nhiều Thanh Khí thì bản tính linh mẫn, hấp thụ được ít Thanh mà nhiều Trọc thì bản tính ngu độn. 

Con người là 2 trong muôn loài của tạo hóa nhưng nhờ có trí óc minh mẫn mà hiểu thấu được sự vận chuyển nhiệm mầu của tạo hóa nên tự cho là vật tối linh trong muôn vật (nhân vi vạn vật chi linh). Quan niệm trên đã có từ thời thượng cổ, Khổng Tử đã định nghĩa con người trong sách Lễ ký như sau: "Người là kết quả phối hợp Âm Dương tụ hội quỷ thần, tụ Khí của Ngũ hành mà hình dạng, phẩm cách: Nhân giả Ấn Đường chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú Khí dã". Vì là vật tối linh trong muôn loài, bao gồm tất cả Khí thiên trong vũ trụ nên con người tự xếp mình ngang hàng với hai thể lớn khác của vũ trụ là Trời và Đất để trở thành Tam tài : Thiên, Địa, Nhân.

Thấm nhuần triết lý trên, các nhà nhân tướng học từ đời Tống trở về sau, coi con người là 1 tiểu vũ trụ và bằng lối lý luận loại suy, tất cả quan niệm Âm Dương, Ngũ hành lẫn các quan niệm khác của đại vũ trụ đều được áp dụng vào tiểu vũ trụ. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy Bộ vị của con người được gán cho các hình thái hay ý nghĩa của đại vũ trụ. Ngay cả nguyên tắc giải đoán của nhân tướng học cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của triết lý Thiên nhân tương dữ (trời và đất có liên hệ với nhau).

1. Phân loại các màu da theo Ngũ hành: 

Như đã nói ở trên, năm màu ứng với năm Hành, nhưng khi áp dụng vào nhân tướng học, các màu đó biến chuyển rất nhiều và chịu ảnh hưởng của định luật Thanh Trọc chi phối để thành chính hay phá cách.

a) Sắc da thuộc Mộc (màu Xanh)

- Chính cách: màu xanh lơ như da trời vào buổi sáng, l úc ánh Thái dương chưa xuất hiện, dáng vẻ tươi mịn nhưng không quá bóng bẩy như bôi dầu mỡ. Màu hợp cách như trên gọi là thiên Sắc.

- Phá cách: màu da xanh mét như vết thương bị đánh bằng roi gậy hay da xạm, khô cằn, là màu xanh phá cách, tục gọi là tà Sắc.

b) Sắc da thuộc Hỏa (màu hồng hay tía)

- Chính cách : màu hồng hào như màu ráng chiều phản ứng mặt trời hay như Sắc mặt cua người uống nhiều rượu, hồng và Sắc tươi mát mới gọi là thiên Sắc.

- Phá cách: hồng tươi pha đỏ bầm như màu huyết dụ (ví dụ như các vết đỏ của mụn nhọt) hay thô sạm là phá cách về màu da (tà Sắc).

c) Sắc da thuộc Kim (màu trắng)

- Chính cách: màu trắng ngà như màu ngọc trai và sáng sủa, tươi thắm gọi là thiên Sắc.

- Phá cách: trắng muốt như tuyết, bóng như lòng trắng trứng gà hay thô như màu của muối mỏ hoặc lốm đốm như má đàn bà dội phấn không đều, chỗ dày chỗ mỏng là phá cách (tức là tà Sắc).

d) Sắc da thuộc Thủy (màu đen)

- Chính cách: màu đen trong lĩnh vực nhân tướng học không phải màu đen tuyền như người Phi châu (negre) mà là ngăn ngăm đen đều khắp khuôn mặt, nhuận trạch mới coi là thiên Sắc.

- Phá cách: màu đen mà trông có vẻ tối khám như hun khói. ảm đạm như mù lúc trời sắp mưa hay quá đen và thô như da người bị phơi nắng lâu ngày đều là tà Sắc.

e) Sắc da thuộc Thổ (màu vàng)

- Chính cách : vàng nhạt và tươi như lông gà vịt mới nở

- Phá cách: vàng sậm như củ nghệ, vàng sạm như lá úa, dáng vẻ khô sạm là các màu vàng thuộc tà Sắc. Nói một cách tổng quát, tà Sắc là biểu tượng bất thường, dù là màu gì cũng vậy.

- Thông thường thì: 

+ Tà Sắc trắng chủ về buồn thương, về tình cảm và tang chế. 

+ Tá Sắc hồng chủ về lo lắng, quan tụng.

+ Tá Sắc xanh chủ về bệnh hoạn tổng quát.

+ Tà Sắc đen chủ về chia ly, chết chóc (thường là bất đắc kì tử).

+ Tà Sắc vàng chủ về suy nhược nội tạng.

2. Phân loại giọng nói theo Ngũ hành:

Tuy các âm giải Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ bị Ngũ hành hóa để trở thành các âm Thổ, Kim, Mộc, Hỏa, Thủy nhưng trong nhân tướng học, chúng chỉ dùng để chỉ các giọng nói tự nhiên hàng ngày nghĩa là chỉ có ý nghĩa về Âm Sắc chứ không phải là Âm giải trong lĩnh vực Âm nhạc. Áp dụng nguyên tắc Thanh, Trọc vào lĩnh vực Âm Sắc, người ta cũng phân ra giọng tốt và xấu trong mỗi Hành.

a) Giọng Kim (còn gọi là Thương Thanh)

Nói chung, giọng kim êm mà không ướt, rõ mà không khô, Âm điệu chắc chắn mà lớn, tiếng vang truyền đi xa. Giọng Kim chia 2 loại tùy theo Âm lượng Thanh Trọc:

- Giọng Kim chính cách: giọng nói sang sảng, trong trẻo như tiếng khánh, khiến người nghe ý thức được Âm lượng chắc chắn,  đầy đủ, vững chãi, tiếng dội đi xa.

- Giọng Kim phá cách: Âm điệu vẫn có đặc tính chung của Kim Thanh nhưng giọng rè, tẻ nhạt, không có tiếng vang tương tự tiếng phèn la.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Tìm hiểu ứng dụng của âm dương trong tướng học

b) Giọng Mộc (còn gọi là Giốc Thanh)

- Chính cách: giọng trong trẻo, có sinh Khí, Âm lượng tròn trịa ở xa vẫn nghe được rõ ràng, dù người nói chỉ vận dụng Âm Thanh một cách bình thường, không cần gắng sức.

- Phá cách: Giọng nói trong nhưng không có tiếng vanh vì Âm lượng quá ít tương tự như tiếng tre mục bị bẻ gãy, vừa dứt tiếng thì Âm vang cũng tắt theo.

c) Giọng Thủy (còn gọi là Vũ Thanh)

Giọng trong và nhẹ, nhanh mà vẫn nghe được đầy đủ câu nói lẫn dấu giọng. Giọng Thuỷ chia làm hai loại :

- Hợp cách: giọng có vẻ lành lạnh, tiếng nói nhanh, không nuốt tiếng, không biến giọng, Âm lượng vừa đủ chứ không vang xa như giọng Kim hay Mộc.

- Phá cách: giọng nói thô thiển, tiếng nói quá nhanh thành thử câu nói bị nuốt tiếng, Âm lượng ít khiến người nghe không nghe đủ hết câu nói

d) Giọng Hỏa (còn gọi là Chủy Thanh)

Tiếng khàn khàn như tiếng vịt đực, người sành Âm điệu có thể nhận ra Âm Hỏa tuy cao vút như bị uất nghẹn trong yết hầu, làn hơi như bị nén xuống trước khi phát ra Thanh tiếng chứ không được suôn sẻ như giọng khác. Tùy theo tính cách Thanh Trọc của Âm lượng, ta phân chia thành 2 loại :

- Hợp cách: giọng nói cao, khan và gằn mường tượng như người đang giận dữ mà cố lên giọng mà nói. Tuy Âm lượng vẫn đều hòa không vấp váp, nhưng người rành phép thẩm Âm vẫn phân biệt được tính cách nóng nảy của Âm điệu.

- Phá cách: giọng khàn như người khô cổ sắp bị hết hơi, và gằn mạnh từng tiếng hay nhóm tiếng, Âm lượng không được liên tục và không có tiếng vang.

e) Giọng Thổ (còn gọi là Cung Thanh)

Giọng Thổ Âm Thanh lớn, chậm rãi, nặng nề,  trầm ngâm, vang khá lâu, tương tự như tiếng đại hồng chung của các chùa chiền. Dựa vào tính cách Thanh Trọc, trường đoản của Âm lượng phát ra, ta phân biệt :

- Hợp cách: tiếng lớn, giọng nặng nề, chậm chạp, trầm và ấm, Âm vang nhất so với giọng Kim, Mộc, Thủy và Hỏa cách xa 3 trượng mà vẫn nghe được rõ ràng khi người nói phát Âm một cách tự nhiên.

- Phá cách: giọng trầm nhưng trì trệ, không lưu loát, tiếng quát quá nhỏ hoặc Âm lượng hỗn tạp: to nhỏ xen kẽ lẫn nhau hay có tiếng Âm vang

Nói chung, Âm điệu  giúp chúng phân biệt được 5 giọng của Ngũ Thanh, còn Âm lượng cho phép ta được hợp cách hay phá cách của giọng nói.

3. Phân loại hình tướng theo Ngũ hành:

Xét về phương diện xếp loại các loại hình tướng điển hình từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, kể từ thủy tổ y học Tây phương là Hippocrate đến Kretschmer. . . người ta đã đưa ra nhiều lối khác nhau nhưng không có lối xếp loại nào vừa căn cứ vào các nét đặc thù của thân thể một cách tỷ mỷ vừa phối hợp theo một triết lý siêu hình như lối phân loại Ngũ hành hình tướng theo tướng học Trung Hoa.

>>>> KHÔNG NÊN BỎ QUA:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ