Nhìn mặt đoán bệnh cực chuẩn & cách chữa trị hiệu quả

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Nhìn mặt đoán bệnh, những dấu hiệu trên gương mặt có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bạn, từ những vấn đề nhỏ đến vấn đề lớn. Vì vậy, hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tham khảo ngay những thông tin thú vị, hữu ích dưới đây.

>>>> KHÔNG THỂ BỎ QUA: Bật mí vận mệnh tính cách tướng phụ nữ mặt tròn

1. Nhìn sắc mặt, màu da đoán bệnh

Cách xem nhân tướng học dựa trên sắc mặt và màu da là hai yếu tố quan trọng giúp dễ dàng nhận biết bệnh tình và cách điều trị kịp thời.

  • Sắc vàng: Dấu hiệu bạn đang mắc phải triệu chứng ở lá lách, dạ dày, tỳ hoặc bạn đang gặp phải bệnh phong thấp. 
  • Sắc trắng: Gặp phải các chứng bệnh ở đại tràng, phế quản hay bệnh hàn táo. 
  • Sắc đỏ: Dấu hiệu bệnh ở tim, ruột non, tâm, có thể là bệnh hỏa vượng.
  • Sắc xanh: Dấu hiệu bệnh ở gan, mật, can, chứng bệnh phong.
  • Sắc đen: Dấu hiệu bệnh ở bàng quang, thận, chứng bệnh đàm uất.
  • Sắc đỏ đậm: Nếu đột nhiên khuôn mặt bạn chuyển dần sang đỏ đậm lạ thường, thì nguy cơ rất cao là huyết áp tăng, hưng phấn thái quá hoặc cơ thể bị suy nhược.
  • Sắc đỏ tím: Sắc mặt chuyển sang màu tím và kèm sốt. Điều này có nghĩa bạn đang mắc phải tình trạng huyết ứ. Nếu có xuất hiện các mạch máu nổi quanh cơ thể thì đó là dấu hiệu của máu bị nhiễm độc.  
  • Màu da trở nên nhợt nhạt: Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu hoặc gặp các bệnh liên quan đến phổi. 
  • Xanh xao: Nguyên nhân do các hiện tượng đột biến như đau dữ dội, gặp phải chuyện bất ngờ hoặc vì mất quá nhiều máu.  
  • Sắc vàng nhạt: Nguy cơ cao bạn đang bị thiếu máu.
  • Sắc vàng xám: Đây là triệu chứng rõ ràng nhất của người mắc bệnh gan, đi kèm với đó là lòng trắng trong mắt cũng sẽ chuyển vàng.  
  • Sắc nâu và xám đen: Người mắc bệnh thận thường xuất hiện sắc mặt và màu da này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến máu bị nhiễm độc và xuất hiện các vết đen xung quanh mắt. 
  • Tím tái: Đây là “lời kêu cứu khẩn thiết” của phổi và tim của bạn. Những người mắc phải các bệnh liên quan đến tim và phổi thường bị giảm lượng oxy trong máu, gây ra hiện tượng tái ở niêm mạc.
Nhìn mặt đoán bệnh
Nhìn sắc mặt, màu da đoán bệnh

2. Nhìn mắt đoán bệnh

Mắt là cửa sổ tâm hồn nhưng nếu mắt của bạn có những dấu hiệu sau thì hãy cẩn thận. Bởi lẽ, bạn đang có nguy cơ mắc phải những chứng bệnh mà mình không hề hay biết.

  • Mắt sáng long lanh khác thường nhưng không sinh khí: Dấu hiệu bạn đang mắc phải các bệnh ác tính như suy giáp, tuyến giáp,..
  • Xuất hiện sắc đỏ hồng và sưng húp ở mí mắt: Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị kiệt sức vì làm việc quá nhiều hoặc ăn uống quá độ. Đây cũng là dấu hiệu nguy cơ cao khiến bạn mắc phải các bệnh về thận hoặc tim. 
  • Mí mắt trong chuyển sang màu trắng: Triệu chứng thiếu máu.
  • Sup mí đột ngột: Viêm tủy, viêm não. 
  • Mụn nhỏ vàng xuất hiện ở mí dưới: Đau mắt hột.
  • Quầng thâm trên mắt: Đây có thể là dấu hiệu thiếu hụt ironin máu. Hãy cắt giảm thức uống kích thích, bao gồm thức uống có gas, cafe và trà.
  • Quầng thâm dưới mắt: Những quầng thâm xuất hiện dưới mắt cho dù bạn ngủ đủ giấc? Đây có thể là kết quả của sự bất dung nạp thức ăn. Những người bị tình trạng này nên loại bỏ sữa và lúa mì trong chế độ ăn uống thì những quầng thâm sẽ mờ dần đi. Ngoài ra, thủ phạm khác có thể là rượu, thậm chí chỉ với lượng nhỏ cũng có thể gây nên tình trạng này. Khi đó, bạn nên cố gắng hạn chế uống rượu.
  • Đốm trắng trên mắt: Một đám đốm trắng ở gần mắt có thể cho thấy tình trạng tắc nghẽn hệ bạch huyết kinh niên. Khi ấy, bạn nên tránh dùng những sản phẩm từ sữa, đường, đặc biệt là sữa bò.
  • Nếp nhăn sâu giữa 2 mắt: Một hoặc nhiều nếp nhăn sâu giữa hai mắt cho thấy bạn đang có vấn đề về gan. Nguyên nhân có thể do thể chất, môi trường, tình cảm, dị ứng với thực phẩm, các hóa chất hoặc cảm giác đau buồn. Tình trạng này dẫn đến sự quá tải ở tuyến thượng thận, dẫn đến kiệt sức. Hãy làm giảm nếp nhăn này bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó theo vòng tròn.

nhìn mặt đoán bệnh cực chuẩn

Nhìn mắt đoán bệnh

>>>> XEM THÊM: Xem tướng khuôn mặt biết số mệnh nam, nữ chuẩn 99%

3. Nhìn da mặt đoán bệnh

  • Vết đốm trên má: Vết đốm trên má có thể xuất hiện khi bạn không làm sạch da đúng cách khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra, cũng có thể do chị em sử dụng nước tẩy rửa không loại bỏ hết lớp trang điểm. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng loại nước tẩy trang hoặc sữa rửa mặt chiết xuất từ dầu tự nhiên. Thỉnh thoảng không trang điểm để da hít thở.
  • Mụn nhỏ dưới da: Bạn có thể đang sử dụng sản phẩm làm đẹp da với tác dụng quá mạnh. Do đó hãy đảm bảo rằng bạn lựa chọn đúng loại. Nên sử dụng sản phẩm có tác dụng nhẹ hơn.
  • Da nhờn: Da nhờn có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó hãy chú ý đến chế độ ăn của bạn. Khi bạn có tuổi, da bạn sẽ sản xuất ít bã nhờn hơn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn đúng sản phẩm làm sạch để kiểm soát và sử dụng mặt nạ thường xuyên.
  • Da sưng: Dấu hiệu này có thể cho thấy làn da đang cố gắng tự vệ trước những sản phẩm làm đẹp vì chúng tác dụng quá mạnh. Hãy thay đổi sản phẩm làm đẹp bạn đang dùng, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ hệ bạch huyết.
  • Những mảng da sậm màu: Da sậm màu chia thành từng mảng có thể là do thuốc lá hoặc bệnh tật. Bạn nên đi khám bác sĩ để biết rõ về sức khỏe của mình. Đây cũng có thể là vấn đề của tuổi tác, hoặc là cơ chế thải độc của cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm tươi, uống nhiều nước và bôi một lượng nhỏ dầu của cây thầu dầu lên những vết sậm màu ấy.

nhìn mặt đoán bệnh cực chuẩn

Nhìn da mặt đoán bệnh

4. Nhìn trán đoán bệnh

  • Ngứa tai: Ngứa tai thường là dấu hiệu của dị ứng. Nếu là bệnh vảy nến và eczema cho thấy sự thiếu hụt vitamin D (còn gọi là vitamin từ mặt trời). Hãy dành ra 10 phút phơi cánh tay và mặt dưới nắng nhẹ buổi sáng hoặc chiều để đảm bảo cơ thể hấp thụ ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vitamin D.
  • Mụn trứng cá trên đường viền hàm dưới: Mụn nổi ở đường viền hàm dưới là hệ quả của việc ăn quá nhiều thực phẩm từ sữa, đường, thực phẩm tinh chế (như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, khoai tây chiên giòn, thức uống có gas). Do đó hãy tăng cường ăn thực phẩm tươi, thay thế đồ uống có gas bằng nước lọc để khử độc tố. Đặc biệt đối với phụ nữ, estrogen là một “người bạn han” của da. Khi lượng estrogen giảm ở phụ nữ lớn tuổi, da giảm bớt độ bóng và bạn có thể bị mụn trứng cá sâu trong lớp hạ bì. Mụn thường mọc ở đường viền hàm dưới và chân tóc. Hãy ăn nhiều mơ, nấm đông cô, khoai tây, xoài vì chúng chứa nhiều vitamin A, giúp thúc đẩy sản xuất estrogen và duy trì chu kỳ sống của tế bào da.
  • Da cằm bị khô hoặc viêm: Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang có vấn đề về hệ thống tiêu hóa và ruột, thậm chí bị táo bón. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp cằm theo vòng tròn, hoặc làm động tác véo nhẹ vùng da ở cằm rồi thả ra có thể giúp bạn cải thiện tình hình.

Nhìn mặt đoán bệnh

Nhìn trán đoán bệnh

5. Nhìn miệng đoán bệnh

  • Nếp nhăn quanh miệng: Nếp nhăn không chỉ là dấu hiệu của cơ thể bị lão hóa. Đôi khi, nếp nhăn cho biết cơ thể bạn đang mang bệnh, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, bệnh thận… Những nếp nhăn quanh miệng thường khiến chị em lo lắng có thể là hệ quả của việc hút thuốc lá. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cho biết, tình trạng này có thể được cải thiện bằng việc sử dụng son dưỡng môi. Và tất nhiên phải bỏ thuốc lá.
  • Lở loét quanh miệng: Lở loét quanh miệng có thể là dấu hiệu chỉ điểm tình trạng thiếu hụt vitamin B. Hãy thêm vào thực đơn của bạn nhiều loại ngũ cốc cùng rau xanh và thịt, chúng chứa rất nhiều vitamin B. Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc bổ sung vitamin B.
  • Khô miệng: Khô miệng thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước. Nếu miệng luôn bị khô, trong khi bạn không hút thuốc, không dùng thuốc, thì có thể là dấu hiệu của tiểu đường.
  • Khô môi: Khô môi có thể do cơ thể mất nước, thiếu hụt vitamin B hoặc thiếu sắt. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và uống nhiều nước để tăng độ ẩm cho da.
Nhìn mặt đoán bệnh

Nhìn miệng đoán bệnh

6. Đoán bệnh qua tai và đường viền ở hàm dưới

  • Ngứa tai: Ngứa tai thường là dấu hiệu của dị ứng. Nếu là bệnh vảy nến và eczema cho thấy sự thiếu hụt vitamin D (còn gọi là vitamin từ mặt trời). Hãy dành ra 10 phút phơi cánh tay và mặt dưới nắng nhẹ buổi sáng hoặc chiều để đảm bảo cơ thể hấp thụ ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vitamin D.
  • Mụn trứng cá trên đường viền hàm dưới: Mụn nổi ở đường viền hàm dưới là hệ quả của việc ăn quá nhiều thực phẩm từ sữa, đường, thực phẩm tinh chế (như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, khoai tây chiên giòn, thức uống có gas). Do đó hãy tăng cường ăn thực phẩm tươi, thay thế đồ uống có gas bằng nước lọc để khử độc tố. Đặc biệt đối với phụ nữ, estrogen là một “người bạn han” của da. Khi lượng estrogen giảm ở phụ nữ lớn tuổi, da giảm bớt độ bóng và bạn có thể bị mụn trứng cá sâu trong lớp hạ bì. Mụn thường mọc ở đường viền hàm dưới và chân tóc. Hãy ăn nhiều mơ, nấm đông cô, khoai tây, xoài vì chúng chứa nhiều vitamin A, giúp thúc đẩy sản xuất estrogen và duy trì chu kỳ sống của tế bào da.
  • Da cằm bị khô hoặc viêm: Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang có vấn đề về hệ thống tiêu hóa và ruột, thậm chí bị táo bón. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp cằm theo vòng tròn, hoặc làm động tác véo nhẹ vùng da ở cằm rồi thả ra có thể giúp bạn cải thiện tình hình.

tướng phụ nữ mắt thâm quầng

Đoán bệnh qua tai

7. Một số đặc điểm nhìn khuôn mặt đoán bệnh

  • Tóc dễ gãy: Tóc dễ gãy có thể bạn đang thiếu protein. Một chế độ ăn giàu sắt và các axit béo thiết yếu sẽ làm tóc bạn chắc khỏe hơn. Tóc yếu và ngày càng mỏng có thể cho thấy bạn có vấn đề với tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ gấp để đươc tư vấn giải pháp cải thiện.
  • Viêm họng và viêm loét trong miệng: Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng này, có thể bạn bị nhiễm trùng nướu. Loét miệng cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang suy yếu. Vì vậy bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 4 ngày, nên đi gặp bác sĩ.
  • Hơi thở có mùi: Tình trạng này có thể là do bệnh gan và rối loạn tiêu hóa. Trước khi kiểm tra sức khỏe bên trong, bạn hãy làm vệ sinh răng miệng, nướu và tránh ăn tỏi (nhai rau mùi tây có thể làm giảm mùi tỏi).
  • Vàng răng: Có thể do uống quá nhiều trà và cafe hoặc hút thuốc. Nếu bạn đang thuốc kháng sinh, hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc mình đang dùng có gây vàng răng không để được tư vấn đổi loại thuốc khác.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ