Thờ cúng gia tiên

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Thờ cúng gia tiên, ông bà, cha mẹ là một việc không thể thiếu trong phong tục của người Việt Nam. Việc làm này xuất phát từ lòng thành kính biết ơn của con cháu đối với những người đã có công sinh thành dưỡng dục. Người Việt luôn luôn tin tương ở sự phù hộ của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ và tin rằng họ đang hiện diện quanh mình, cho nên mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình, con cháu đều cúng cáo Gia tiên.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết

1.NGHI LỄ CÚNG CÁO GIA TIÊN

Thờ cúng Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời là lập bàn thờ tại gia và cúng bái hương khói vào những ngày sóc, vọng, giỗ Tết. Theo tục lệ, vào ngày cuối tuần, ngày kỵ hoặc khi gia đình có những biến cố xảy ra như việc hiếu, hỉ, sự kiện lớn,… mọi người đều làm lễ cúng cáo gia tiên, trước là để trình bày sự kiện, sau là để xin Gia tiên phù hộ.

Tùy theo hoàn cảnh gia đình, tính chất và quy mô của các lễ, đồ lễ thường có: trầu cau, rượu, hoa quả, xôi chè, oản chuối, vàng hương và nước lạnh hoặc cỗ mặn. Trong trường hợp khẩn cấp cần phải cáo lễ, gia chủ có thể chỉ cần thắp một nén hương và một chén nước lạnh, nhưng nhất thiết phải có lòng thành.

Khi đã bầy xong đồ lễ, người làm lễ khăn áo chỉnh tề, thắp ba nén hương cắm vào bát hương rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn. Trước khi khấn phải vái ba vái. Sau khi khấn xong, gia trưởng lễ bốn lễ, thêm ba vái, gọi là bốn lễ rưỡi. Hương thắp bao giờ cũng thắp theo số lẻ như 1, 3, 5... vì theo quan niệm của người Việt cổ, số lẻ thuộc về thế giới âm. Sau đó, con cháu trong gia đình lần lượt theo thứ bậc tới lễ trước bàn thờ bốn lễ rưỡi. Nghi thức trên thường chỉ cần thực hiện trong những buổi giỗ chạp. Bình thường, chỉ cần gia chủ khấn lễ là được.

Ngày nay, nghi thức trong lễ bái đã đơn giản hơn. Người ta có thể vái thay cho lễ; trước khi khấn, vái ba vái ngắn. Khấn xong, vái thêm 4 vái dài và ba vái ngắn thay cho bốn lễ rưỡi.

>>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách thờ cúng thế nào cho đúng

2.KHẤN GIA TIÊN

Sau khi đã dâng lễ vật lên bàn thờ, thắp hương, đèn, nến đầy đủ, người ta bắt đầu khấn. Văn khấn bao gồm một số nội dung mà người khấn phải đọc như: nói rõ ngày tháng làm lễ, lý do lễ, ai là người đứng ra lễ, ghi rõ họ tên tuổi, sinh quán, đồng thời liệt kê lễ vật và cuối cùng là lời đề đạt cầu xin.

Đồ lễ đặt lên bàn thờ, hương đèn đã thắp, gia trưởng phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với tất cả chú bác cô dì anh chị em nội ngoại đã khuất.

Trong bài khấn phải nói rõ ngày tháng làm lễ, lý do, liệt kê lễ vật, những điều cầu xin nếu có.

Dưới đây là một mẫu văn cúng cáo khi sinh hạ được bé trai:

Hôm nay là ngày... tháng... năm... Nay con giữ việc phụng thờ tên là….... tuổi, sinh, tại ... cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời Thổ công, Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật, lòng thành nhân dịp sinh hạ cháu trai, kính mời hương hồn nội ngoại, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con kính xin Gia tiên phù hộ độ trì cho cháu nhỏ hay ăn, chóng lớn và toàn gia khang kiện.

                                                                                                         Cẩn cáo

Cùng với việc cúng cáo Gia tiên, bây giờ cũng phải cúng khấn Thổ công vì Ngài là đệ nhất gia chi chủ, để xin phép Ngài cho hương hồn Tổ tiên được về hưởng lễ.

Lễ vật cúng Gia tiên phải thanh khiết, cỗ bàn nấu xong phải đem cúng Gia tiên trước, không một ai được đụng đến. Trong trường hợp gia trưởng chưa kịp làm cúng vì mâm cỗ nhiều món, chưa chuẩn bị xong thì món nào đã nấu xong phải múc để riêng dành cho việc cúng tế. Sau khi cúng tế xong, con cháu xin lộc rồi mới được thụ lộc.

  1. LỄ TẠ

Sau khi gia trưởng và mọi người trong gia đình lễ vái xong, chờ cho tàn một tuần hương, lúc đó gia trưởng tới trước bàn thờ cung kính lễ tạ. Lễ tạ là lễ tạ ơn gia tiên đã chứng giám lòng thành của con cháu và đã nhận được những lễ vật của con cháu dâng lên. Lễ tạ xong, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hóa (tức là đem đốt đi). Sau tất cả các thủ tục lễ tạ xong, đồ lễ mới được hạ xuống. Thông thường, việc lễ tạ chỉ do một mình gia trưởng đảm nhiệm. Nhưng để cung kính hơn, sau gia trưởng, những người khác trong gia đình cũng có thể lễ tạ.

>>>> THAM KHẢO THÊM: 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ