Lễ Ăn Hỏi Đúng Chuẩn 2020

(0)
Với chủ đề về lễ ăn hỏi đúng chuẩn trong năm 2020, hãy cùng Thầy Phong Thủy Tam Nguyên chúng tôi cùng đi tìm hiểu về lễ ăn hỏi để hai bên gia đình có thể có góc nhìn khách quan và chi tiết hơn thủ tục văn hóa hôn nhân này của người Việt nhé!
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

LỄ ĂN HỎI LÀ GÌ

lễ ăn hỏi là gì

Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ hỏi vợ. Dù có tiếng là “hỏi” nhưng đã có sự thỏa thuận và chuẩn bị từ trước. Sau một thời gian qua lại, yêu nhau và hẹn hò, đã có sự tìm hiểu về gia phong và hoàn cảnh của hai bên, nhà trai sẽ mang trầu cau sang hỏi cưới.

Thủ tục của lễ ăn hỏi là hình thức thông báo chính thức về việc gả cưới của nhà hai bên.

 

CÁCH GỌI KHÁC CỦA LỄ ĂN HỎI

Lễ ăn hỏi có thêm một cách gọi khác, đó là lễ đính hôn. Tại miền Bắc sẽ được gọi là lễ ăn hỏi khi vào trong miền Nam hoặc miền Tây thì được gọi là lễ đính hôn.

Tuy nhiên có thể tùy thuộc vào mỗi vùng miền và văn hóa khác nhau mà có thể có thêm những cách gọi và lễ vật khác nhau. Nhưng trên hết lễ ăn hỏi đánh dấu mốc quan hệ không dừng lại ở mức gặp gỡ bình thường của hai gia đình nữa, mà chính là sợi dây kết nối mối quan hệ trong tương lai mật thiết của hai họ.

Tham khảo ngay:

LỄ ĂN HỎI CÓ THỰC SỰ ĐƯỢC BỎ QUA?

lễ ăn hỏi có được bỏ qua

Đứng trên góc nhìn pháp lý, nếu như tổ chức đám cưới mà không có lễ ăn hỏi sẽ không có ảnh hưởng hay không được thừa nhận trên pháp luật.

Tuy nhiên trên yếu tố truyền thống văn hóa của người Việt thì nếu không có lễ ăn hỏi mà đã đám cưới điều đó mang lại những điều tiếng không mấy tốt và vô hình tạo nên một cảm giác thiếu thốn và trống vắng.

Không chỉ vậy, với những người có tuổi trong họ nhà gái, họ sẽ mang trong lòng con cháu nhà mình không được trân trọng và nâng niu từ nhà trai.

Và từ đây, mỗi gia đình nên có những lựa chọn riêng sao cho thích hợp nhất đối với từng riêng mỗi gia đình.

 

Ý NGHĨA CỦA LỄ ĂN HỎI

ý nghĩa của lễ ăn hỏi

Thông thường lễ ăn hỏi được diễn ra khoảng nửa tháng, 1 tháng hoặc có khi là vài tháng trước khi diễn ra ngày cưới chính thức.

Trong buổi lễ ăn hỏi, hai họ không chỉ dừng ở mức gặp gỡ cha mẹ hay đại diện bình thường mà chính thức thông báo hỷ sự cho họ hàng và hàng xóm hai bên về việc cưới gả con gái trong nhà.

Không nên nhầm lẫn rằng mức độ quan trọng của lễ ăn hỏi, nghi lễ này không kém là mấy so với đám cưới, bởi lẽ đó chính là tiền đề mở ra mối quan hệ gắn kết của hai gia đình từ nay trở về sau.

Nếu lễ ăn hỏi truyền thông được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ thì đời sống hôn nhân của cặp đôi vợ chồng sẽ được xuôi chèo mát mái.

Không nên bỏ qua:
 

ĐỒ LỄ ĂN HỎI

ý nghĩa của lễ ăn hỏi

Cách thức để chuẩn bị đồ lễ ăn hỏi mỗi vùng, mỗi nơi do ảnh hưởng của văn hóa mà khác nhau. Tuy nhiên đồ lễ ăn hỏi đều mang ý nghĩa báo hỷ, niềm vui và hạnh phúc với nhà đang có hỷ sự.

Ngoài các loại lễ vật bắt buộc phải có như trầu câu nhưng ở miền Bắc loại cau được dùng là Đông Hải Phòng, đối với miền Nam cau được dùng lại được vận chuyển từ Quảng Ngãi hay các tỉnh miền Tây.

Lễ vật đám hỏi ngoài mang ý nghĩa là sự biết ơn công nuôi dưỡng sinh thành với bậc phụ huynh nhà gái. Chính vì vậy, lễ vật được chuẩn bị chu đáo cẩn thận trong mâm son thiếp vàng mang ý nghĩa mang lại điềm vui, may mắn.

 

Đồ Lễ Ăn Hỏi Ở Miền Bắc

  • Số lượng mâm tráp lễ mang số lẻ, số lẻ theo quan niệm ngoài Bắc mang ý nghĩa may mắn và phát triển.
  • Nhưng đối với lễ vật trong tráp lại được tính theo số chẵn, nghĩa là lễ vật đi theo đôi, theo cặp. Ví dụ như:  có trầu caubánh cốmtràhạt senrượu - thuốc lábánh đậu xanhheo sữa quayxôi gấc đỏ...
  • Ngoài ra, đặt tiền lễ số lẻ, tượng trưng cho quan niệm thách cưới và được chia vào trong các phong bì lẻ, tùy thuộc vào cả lượng bát hương trên ban thờ.
 

Đồ Lễ Ăn Hỏi Ở Miền Trung

  • Khác với miền Bắc, miền Trung lại không có tục lệ thách cưới. Đồ lễ ăn hỏi cũng đơn giản hơn, chỉ có trầu cautràrượu và bánh phu thê.
 

Đồ Lễ Ăn Hỏi Ở Miền Trung

  • Trái ngược hẳn với phong tục trong miền Bắc, tráp lễ trong Nam luôn sử dụng theo số chẵn, thậm chí miền Nam còn mới quan khách đến tham dự trong đám hỏi theo số chẵn.
  • Thông thường cau được chọn trong tráp lễ ăn hỏi là loại nhỏ, 60 trái.
 

CHUẨN BỊ LỄ ĂN HỎI

chuẩn bị lễ ăn hỏi

Tại các miền quê hay kể cả một số nơi tại thành phố, các mâm cỗ trong lễ ăn hỏi vân được chính tay người nhà trong gia đình gái chuẩn bị. Vậy tự túc chuẩn bị mâm cỗ trong đám hỏi cần, làm những gì và cần lưu ý những điều gì không?

Trước hết bản thân gia đình nhà gái phải lên trước thực đơn và quan trọng hơn hết là dựa trên khẩu vị chung của từng vùng miền và thời điểm khí hậu trong năm.

Theo thông lệ, đám hỏi ở quê sẽ tổ chức không quá long trọng hay cầu kỳ quá mức, bàn cỗ chỉ khoảng 3- 5 bàn và mời bà con lối xóm, bạn bè thân thiết đến chung vui cùng cô dâu chú rể.

Trong lễ ăn hỏi, chủ nhà nên chọn những món chính ăn nhẹ nhàng, không nhanh quá sớm cùng các thực đơn trái cây theo mùa kèm bánh ngọt.

Đối với thực đơn miền Bắc: thường có những món thịt gà luộc, giò lợn, thịt nướng xiên, xôi trắng. Trong thực đơn miền Bắc hay có những món như: súp gàtôm chiên xùgà luộc lá chanhnộmrau luộccá nấu dưacanh bóngcơm tấm

Đối với thực đơn miền Nam: do không quá quan trọng số lượng. Miền Nam chú trọng những món ăn ngon, đơn giản hơn. Trong thực đơn miền Nam hay có những món sau: gỏi chua, thịt nguội, chả lau, nem rán, súp gà, cà ri gà, cá lóc, tôm hấp

LỜI KẾT

Trên đây là những gợi ý đến từ Thầy Phong Thủy Tam Nguyên về những điều cần biết và lưu ý về lễ ăn hỏi. Hy vọng bài viết có thể giúp anh chị có cái nhìn khách quan và đưa đến cho mọi người những lựa chọn thích hợp nhất!

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ