Mâm Quả Đám Hỏi Theo Phong Tục 3 Miền Chuẩn Xác, Đầy Đủ
Để việc chuẩn bị lễ đám hỏi được tươm tất và chu đáo, gia đình nhà trai không thể bỏ qua những thủ tục bưng mâm quả đám hỏi đến xin cưới. Đồng thời, đây cũng là nghi lễ quan trọng mở màn trong lễ đám hỏi. Do đó, sau bao nhiêu năm tháng đổi thay, những tục lệ truyền thống đẹp đẽ vẫn được gìn giữ và bảo tồn. Sau đây, Phong thủy Tam Nguyên sẽ gửi đến bạn danh sách mâm đám hỏi chuẩn phong tục nhất cũng như mâm quả của từng vùng miền.
>>>> KHÔNG THỂ BỎ LỠ: Xem ngày tốt cưới vợ, gả chồng tốt theo tuổi cô dâu, chú rể
1. Mâm quả đám hỏi chuẩn có những gì?
Đầu tiên phải hiểu trước rằng mâm quả đám hỏi sẽ được chuẩn bị và làm theo yêu cầu của bên nhà gái. Và khi giờ tốt đã điểm, hai nhà gặp mặt, nhà trai sẽ trao mâm quả.
Từ đó thấy được tầm quan trọng của mâm quả khi xuất hiện xuyên suốt của buổi lễ và cúng chính là khởi đầu mở màn trong đám hỏi chính vì vậy khi chuẩn bị chu đáo không chỉ thuận lợi trong buổi ra mắt, còn chính là một phần quyết định sự thuận lợi về sau của cuộc sống cô dâu chủ rể. Thông thường, các mâm bánh đám hỏi mà nhà gái có thể chọn lựa như sau:
- Mâm trầu – cau
- Mâm trà – rượu – đèn
- Mâm trái cây
- Mâm Xôi Gấc ( có thể sẽ bổ sung thêm 1 con gà)
- Mâm bánh Su Sê ( không nhất định phải là loại bánh này, có thể dùng bánh Cốm, bánh Đậu Xanh, Bánh Pía,… tùy vào mỗi điều kiện và lựa chọn của từng gia đình)
- Mâm heo sữa quay hoặc heo quay thường
- Mâm bánh kem
Tuy nhiên trong thủ tục đám hỏi của người Việt cũng có quy định và sự khác biệt về vùng miền nên sẽ có những loại mâm lễ đám hỏi khác nhau. Sau đây, Phong thủy Tam Nguyên xin gửi đến bạn danh sách đám hỏi đi mấy quả chuẩn xác của từng vùng miền Việt Nam.
2. Mâm quả đám hỏi miền Nam
Đối với miền Nam, thông thường có 6 hoặc 8 mâm quả bởi theo quan niệm đây chính là biểu tượng cho tài lộc và may mắn dồi dào. Vậy thì 6 mâm quả trong đám hỏi khi xem ngày cưới gồm những gì?
- Mâm trầu – cau: Người xưa có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, chính vì vậy nên những tráp trầu cau nào được chuẩn bị đều phải tươi xanh. Thường được dùng 105 quả cau là số lẻ và mỗi quả cần có 2 lá trầu đi cùng. Giải thích cho con số 105 vì ý nghĩa về trăm năm hạnh phúc viên mãn, sinh sôi nảy nở
- Mâm trà – rượu – đèn: Với lời mời gặp gỡ cả bậc con cháu với gia tiền và thông cao về hỷ sự, với mong muốn được chứng giám và chúc phúc; rượu chính là ám chỉ về cuộc sống hôn nhân của cặp đôi được ấm áp. Đặc biệt là cặp đèn được đặt trên ban thờ tổ tiên nhà gái do nhà trai chuẩn bị mang gia trí tinh thần lâu đời của người Việt.
- Mâm bánh Su Sê: Là mâm lễ quan trọng không thể thiếu, ngày nay có thể thay bánh Su Sê bằng các loại bánh khác như bánh cốm, bánh pía,…Trong miền Nam cho rằng một mâm lễ bánh chính là biểu tượng cho hài hòa của đất và trời.
- Mâm xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc xuất hiện trong đám hỏi như chính là lừa hứa son sắt bền lâu trong hôn nhân của cặp đôi. Tùy vào mỗi gia đình và hoàn cảnh mà có gia đình thêm gà luộc hoặc heo quay đi theo hay chỉ xôi không.
- Mâm hoa quả: Trong miền Nam, mâm quả có táo, nho, mãng cầu, xoài,… tương trung cho đời sống hôn nhân ngọt ngào; luôn tránh những loại hoa quả như chuối, lê, lựu, cam,..có tên gọi không may mắn và có vị đắng và chát.
- Mâm heo quay: Do quan niệm vùng miền về canh có ngọt ngào thì cần vị mặn của loại thịt. Như đã nói ở trên, mâm xôi gấc không kèm gà thì bên nhà trai sẽ có lễ heo quay đi phía sau.
Ngoài 6 mâm đám hỏi miền Nam lễ kể trên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như phong tục từng nơi mà các lễ vật có thể khác nhau và tại đây với những nhà có điều kiện còn trao tặng cô dâu tráp quần áo.
>>>> TIỀM HIỂU THÊM: Năm kim lâu trong đám hỏi cần lưu ý gì?
3. Mâm quả đám hỏi miền Bắc
Còn theo nghi lễ truyền thống ngoài miền Bắc có nhiều điểm khác biệt hơn so với miền Nam. Các lễ vật của nhà sẽ được để trong các mâm son thiếp vàng. Số lượng mâm lễ tại miền Bắc cũng có sự dao động từ 3 tráp là ít nhất đến 11 tráp.
Vậy các mâm bánh đám hỏi miền Bắc có những gì?
- Đối với 3 tráp gồm: mâm trầu - cau ( tuyệt đối không được thiếu), mâm chè, mâm hạt mứt sen
- Đối với 5 tráp gồm: mâm trầu - cau ( tuyệt đối không được thiếu), mâm chè, mâm hạt mứt sen, mâm rượu – thuốc lá, mâm bánh cốm.
- Đối với 7 tráp gồm: mâm trầu - cau ( tuyệt đối không được thiếu), mâm chè, mâm hạt mứt sen, mâm rượu- thuốc lá, mâm bánh đậu xanh, mâm bánh phu thê.
- Đối với 9 tráp gồm: mâm trầu - cau ( tuyệt đối không được thiếu), mâm chè, mâm hạt mứt sen, mâm rượu- thuốc lá, mâm bánh đậu xanh, mâm bánh phu thê, hoa lẵng kết rồng phụng, mâm heo sữa quay.
- Đối với 11 hoăc 12 mâm tráp gồm: ngoài những lễ vật như trên, có thể thêm những lễ khác như mâm bánh dẻo, tháp bia,…tất cả lễ vật được bài trí theo hình tháp, bày trong mâm son thiếp vàng và phủ khăn phụng đỏ
4. Một số điều cần chú ý khi bưng mâm quả đám cưới
4.1 Người bưng mâm hỏi
Tiếp theo là câu hỏi ai sẽ là được chọn để bưng mâm quả trong đám hỏi và có phải kiêng những gì hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không! Trong ngày đám hỏi hoàn toàn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân và lên danh sách lên một nhóm để mặc áo dài đại diện cho bên nhà trai bưng mâm quả đến nhà gái.
Cũng không cần quá lo khi không thể nhờ được anh em và bạn bè, vì giờ đây có rất nhiều địa điểm nhận dịch vụ bưng mâm lễ đám hỏi trọn gói vô cùng thuận tiện. Khi đội hình bưng mâm quả của nhà trai sang nhà gái phải được sắp xếp theo tuần tự: người đứng đầu trong đoàn sẽ là người lớn tuổi nhất trong gia đình nhà trai, chính là ông bà cha mẹ, đại diện bên phía nhà nhà trai… Tiếp đến là chú rể, sau là đội ngũ bưng tráp đám hỏi và cuối cùng chính là những thành viên trong gia đình.
Người bưng mâm hỏi
4.2 Thứ tự bưng mâm quả đám hỏi
Như đã nói ở trên, sự khác biệt về mùng miền sẽ làm thay đổi về số lượng mâm lễ và thứ tự bưng tráp lễ cũng được sắp xếp như sau:
- Theo nghi thức và quan niệm “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, vì vậy mâm trầu – cau được trao đầu tiên.
- Mâm rượu – thuốc lá: tiếp sau mâm trầu- cau, mâm rượu và thuốc lá cũng không thể thiếu.
- Mâm heo sữa: như đã nói, mâm này có hay không tùy thuộc vào quyết định của mỗi gia đình khác nhau.
- Mâm hoa quả: mâm bài trí đơn giản hoặc mâm có trang trí long phụng
- Mâm xôi gấc: được trang trí thành hình trái tim hoặc có thêm gà luộc trên mâm
- Mâm hạt sen
- Mâm bánh phu thê, bánh cốm...
4.3 Cách trao và nhận mâm quả
Khi đã tới giờ đẹp đã định của hai gia đình, nhà trai sẽ sắp xếp theo thứ tự các bậc trong gia đình để vào nhà gái như sau: ông bà, cha mẹ, đại diện nhà trai… Sau khi tiến hành chào hỏi, đoàn nhà trai bê tráp sẽ đội lễ bước vào nhà.
Các tráp lễ sẽ được nhà trai và nhà nữ thực hiện trao bao lì xì, đây được coi là hình thức trả duyên cho mỗi người bê tráp.
Đến khi hai bên gia đình ngồi trò chuyện và uống nước, giới thiệu các thành viên trong gia đình, đại diện nhà trai đứng lên phát biểu lý do trong buổi lễ. Về phần mâm lễ đám hỏi sẽ được mẹ của chú rể và cô dâu cùng mở trong buổi lễ hôm đó.
>>>> THAM KHẢO THÊM: