CÁC LOẠI TAI ĐIỂN HÌNH

(1)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Bạn chưa biết các loại tai điển hình mà thường được nhắc tới trong nhân tướng học. Xem thêm thông tin ở bài viết dưới đây để có thể biết thêm thông tin chi tiết.

>>>> XEM THÊM: 10 bước xem nhân tướng học cơ bản nhất 

1. Tai thổ (Thổ nhĩ):

Hình dáng tai khá cân xứng cả về chiều dài lẫn chiều ngang.

Tai  thuộc loại lớn, hoặc cao hoặc vừa phải. Luân Quách rõ rệt, Thùy châu dày và lớn; phần giữa tai uốn cong như hai đợt sóng.

Thổ nhĩ đắc cách luôn có màu hồng nhạt hoặc tươi sáng. Thổ nhĩ tượng trưng cho sự phú quý trường thọ nếu phối hợp với các bộ vị trọng yếu khác của khuôn mặt một cách cân xứng.

các loại tai điển hình
 Tai Thổ cân xứng

2. Tai quân kỳ (kỳ tử nhĩ):

Hình dáng tròn trịa đầy đặn nhưng nhỏ, vành tai ngoài không bị khuyết hãm; vành tai trong không lấn lướt vành tai ngoài cả  hai vành  tai đều cân xứng về tư thế là đắc cách.

Tai hình quân cờ đắc cách về hình thể và màu sắc, phù hợp với khuôn mặt và cốt cách Luân Quách dày là tướng tay không làm nên cơ nghiệp, bắt đầu từ tuổi trung niên sẽ tiến đạt về đường danh lợi. (Theo nhận xét của tác giả Tướng pháp nhập môn thì tai quân cờ chỉ là loại tai Tiểu phú quý, trừ vài trường hợp đặc biệt mới đại phát được).

3. Tai cọp (hổ nhĩ)

Tai cọp thuộc loại nhỏ, so với khuôn mặt và nhìn từ trước không thấy rõ Tai.

Về hình dạng, trên hơi thon và khuyết, phần giữa rộng nhất, kế đó là phần cuối tai và thường không có Thùy châu Luân Quách có thể đảo vị.

Nếu tai cọp hợp với một số bộ vị tương ứng: vành tai dày đây là loại tai lạ biểu hiện của kẻ có uy quyền nhưng tính nết khác lạ, hay hành động gian hiểm.

4. Tai đuôi tên (tiễn vũ nhĩ):

Tai mọc cao hơn đầu Lông Mày thuộc loại bẹt, vành tai mỏng không có trái tai và đuôi lại dựng thẳng trông như cánh của mũi tên, nên người ta mới đặt tên loại tai này là Tai đuôi tên.

Về phương diện mạng vận, Tai đuôi tên thuộc loại xấu vì nó biểu hiện cho sự tiền phú hậu bần.

5. Kim nhĩ:

Tai so với Lông Mày cao hơn và có vành tai mỏng hoặc trung bình, Luân Quách phân minh tương xứng, sắc tai trắng hơn da mặt; hình dạng tổng quát của tai có những góc cạnh vuông vức.

Tai thuộc hành kim là loại tai phú quý thọ nhưng phú quý chỉ phát từ thanh niên đến trung vận mà thôi. Về già gặp cô độc vì nghiệp khổ hoặc gặp hình thương.

>>>> XEM CHI TIẾT: Xem tướng tai kim cương biết người phụ nữ số sướng

6. Mộc nhĩ:

Đặc tính tổng quát của loại hình Mộc là gầy, mỏng và dài.

Loại tai này có thể có Luân mọc ngược chiều (hướng ra phía sau) hoặc Quách phần (vành tai ngoài nhỏ hoặc bị vành tai trong lấn lướt hoặc có mà không rõ rệt) h109

Về phương diện vận mệnh. Tai Mộc nhĩ thường bị coi là loại Thám thính quan bất thành vì có Luân Quách điên đảo của nó. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt, Mộc nhĩ được coi như đắc cách:

- Hình dáng cốt cách thuộc Mộc mà lại có Mộc nhĩ

- Hình dạng Tai thuộc Mộc được Luân Quách cân xứng đúng vị trí và không bị khuyết hãm.

7. Thủy nhĩ:

Tai dày khá lớn và có đường nét uốn cong rõ rệt, Nhĩ căn chắc chắn và rộng. Thùy châu dày và trĩu thẳng xuống; Luân Quách phân minh và cứng nhắc, màu sắc hồng nhuận.

Về phương diện mạng vận, Thủy nhĩ là một loại Thám thính quan đại thành  tựu, bất kể phối hợp với loại hình diện nào.

Ý nghĩa chung của loại Thủy nhĩ là phú quý song toàn.

các loại tai điển hình
Tai giàu sang phú quý

8. Hỏa nhĩ:

Tai hình Hỏa cao hơn Lông Mày, vành tai ngoài có hình dáng nhọn nhỏ và mỏng mảnh, vành trong cao và rõ rệt hơn vành ngoài. Vì đặc tính hình thể trên nên loại Tai Hỏa thường được gọi là Tai lộ.

Ý nghĩa thông thường của loại Hỏa nhĩ là khổ sở cả về công danh, tiền tài, thê tử. Về già cô độc. Tuy nhiên trong tướng pháp không phải lúc nào tai hỏa cũng biểu hiện cho các điểm hung kể trên. Đối với người có tướng ngũ lộ thì Hỏa nhĩ lại phối hợp đắc cách, tạo thành quý tướng.

>>>> ĐỌC THÊM: Xem tướng tai vểnh đoán tính cách, vận mệnh tương lai chuẩn

9. Tai heo (trư nhĩ):

Hình dạng tai lớn nhưng mộc thấp, có vành tai ngoài rất đậm nhưng vành tai trong lại quá nhạt hoặc không có, nên tai trông thô tục, đôi khi Tai heo cũng có Thùy châu nhưng Thùy châu uốn cong chứ không trĩu xuống như các loại Thùy châu của loại Tai quý. (h112)

Về phương diện mạng vận, Tai heo được xếp vào loại bất thành tựu vì Luân Quách không cân xứng. Tai heo phối hợp với bộ vị tốt khác có thể là tướng phú quý nhất thời nhưng kết cuộc bất thành hảo sự, càng già càng xấu. Thông thường kẻ có Tai heo, mắt heo không bao giờ được hưởng an lành qua tuổi trung niên.

10. Loại Tai mọc thấp và điên đảo (Đê phản nhĩ):

Tai nhỏ hoặc trung bình, mọc rất thấp. Đặc tính tổng quát về hình dạng của loại tai này vành tai ngoài mọc hướng về phía sau gáy và rất mờ nhạt. Vành tai trong rất lớn và cao lấn hẳn vành tai ngoài.

Về phương diện mạng vận, đây là loại Tai cực xấu; kẻ có Đê phản nhĩ là kẻ thuở nhỏ xung khắc với cha mẹ, gây hao tổn tiền bạc, lớn lên lênh đênh khốn khổ không nhờ vả được thân thích, về già lại càng cô độc, có thể chết đường và nhờ tay thiên hạ mai táng.

11. Tai xẻ xuống vai (thùy kiên nhĩ):

Vị trí tai cao quá Lông Mày; tai dày vành tai trong lớn và đầy đặn, sắc thái ửng hồng, bóng bảy, Thùy châu mập, đầy đặn, lớn, rủ hẳn xuống phía vai trông tưởng tượng như Tai tượng Phật. 

Nếu có mặt mũi tuấn đạt, trán cao rộng, mũi sư tử, mắt rồng thì loại tai này biểu hiện cho loại tướng cực kỳ phú quý.

các loại tai điển hình
Sắc thái tai ửng hồng

12. Tai dính não (niêm não nhĩ)

Loại tai này có Nhĩ căn lớn rộng chắc nên người ta có cảm giác tai dính hẳn vào khuôn mặt. Do đó mới có tên gọi là Niêm não nhĩ (h115). Phối hợp với lại rõ, chắc, có đàn hồi tính cao và Lông Mày đẹp mọc lan xuống bờ mắt, niêm não nhĩ tượng trưng cho tướng của kẻ anh hiển, tướng thơm để lại hậu thế, phúc lộc song toàn.

13. Tai nở hoa (khai hoa nhĩ):

Tai có bề ngang khá lớn, vành ngoài rất mỏng và có hình dáng lồi lõm lên xuống; trông tưởng tượng như những cánh của một bông hoa đang nở, sắc da của tai có màu vàng nhạt khá rõ ràng.

Về mặt vận mạng, đây là một loại Tai phá tán tài sản, hậu vận lênh đênh vô định.

14. Tai hình quạt (phiến phong nhĩ):

Tai bẹt, chiều vũm của Tai không đáng kể, vành tai mỏng cả hai tai gần như úp xuống phía trước trông tương tự như quạt lông thời xưa.

các loại tai điển hình
 Loại tai hình quạt

Về phương diện thành tựu của Thám thính quan, tai hình quạt bị coi là bất thành tựu vì hai khuyết điểm: úp xuống và không vũm. Do đó vận mệnh của người có tai loại này rất xấu: bôn ba khắp nơi, tiền bạc hao tổn và càng về già càng lênh đênh cô độc, khốn quẫn. 

15. Tai chuột (thử nhĩ):

Tai dài hẹp bề ngang, nhọn phần trên và phần dưới; Nhĩ căn hẹp và rất mỏng, vành tai trong hoặc phản hoặc mờ không rõ rệt; loại tai chuột thường mọc cao. 

Về phương diện mạng vận, Tai chuột bị xếp vào loại Tai bất thành tựu biểu hiện cho kẻ tâm tính trí trá, tham lam; vãn vận thường gặp tai họa về tụng ngục.

16. Tai lừa:

Tai lớn, mọc cao có hình thù phúc hậu: vành tai ngoài dày, vành trong rõ và cân xứng; Thùy châu có thể rất đẹp và đắc cách nhưng đặc tính trội yếu nhất của Tai lừa là rất mềm tựa hồ như không có sụn.

Tai lừa tuy trường thọ nhưng khuyết pháp lý trí, về già nghèo khổ cô độc.

Vậy là Phong Thủy Tam Nguyên đã chia sẻ cùng quý độc giả các kiến thức liên quan về cách xem tướng tai rồi! Mong rằng thông qua chuỗi bài viết trên, quý độc giả sẽ có cái nhìn sơ bộ và áp dụng được những kiến thức trên trong quá trình xem tướng tai cho người đối diện nhé!

>>>> TÌM HIỂU NGAY:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ