Lễ xin dâu như thế nào? Tráp lễ xin dâu 3 miền gồm những gì?

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Lễ dạm ngõ, lễ hỏi, lễ cưới là ba tập tục chính trong thủ tục hỏi cưới của người Việt. Một nghi thức khác không kém phần quan trọng là lễ xin dâu. Vậy lễ xin dâu như thế nào? Tráp lễ xin dâu gồm những gì? Vì sao lại có sự khác nhau giữa các thủ tục xin dâu tại Bắc Trung Nam? Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!

>>>> ĐỌC NGAY: Chọn ngày kết hôn tốt theo tuổi cô dâu, chú rể

1. Lễ xin dâu là gì? Ý nghĩa của lễ rước dâu

Lễ xin dâu xuất hiện từ lâu trong đời sống của ông bà ta. Đây là nghi thức nhỏ trước khi rước dâu trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Nghi thức này thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với gia đình nhà gái, để rước người con gái về làm dâu bên mình.

lễ xin dâu như thế nào

Ý nghĩa lễ xin dâu

Dù chỉ là một nghi thức nhỏ trong tập tục cưới hỏi nhưng đây là nghi thức không thể bỏ qua. Đến ngày nay, nghi lễ được tổ chức rất đơn giản để thể hiện sự biết ơn của nhà trai với công ơn, dưỡng dục của bố mẹ cô dâu. Đồng thời, nghi lễ đóng vai trò như một lời xin phép sau cùng với gia tiên và họ hàng.

2. Mâm quả rước dâu 3 miền gồm những gì?

Theo phong tục, tráp lễ cưới luôn phải trang trọng và đầy đủ. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền có cách chuẩn bị, sắp xếp lễ vật theo các cách khác nhau. Những nhìn chung thì đây vẫn là nghi thức phổ biến ở nhiều nơi.

2.1 Thủ tục xin dâu miền Bắc 

Đối với người dân miền Bắc, số tráp phải chuẩn bị trong lễ xin dâu là các số lẻ như 3,5,7,9,... Tùy vào điều kiện tài chính của gia đình mà đính lễ có thể khác nhau. Lễ vật bao gồm:

  • Lễ 3 tráp gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen,...
  • Lễ 5 tráp gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.
  • Lễ 7 tráp gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm rượu, thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh cốm, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.
  • Lễ 9 tráp gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu thuốc lá, mâm bánh cốm, mâm bánh đậu xanh, mâm bánh phu thê, tráp hoa quả kết rồng phượng, mâm lợn quay.
  • Lễ 11 tráp gồm: 9 tráp trên và có thêm tháp bia lon, mâm bánh dẻo, bánh nướng hoặc mâm xôi gấc. Tuy nhiên, có rất ít gia đình lựa chọn lễ ăn hỏi 11 tráp.
tráp lễ xin dâu gồm những gì

Lễ vật cưới hỏi ở miền Bắc 

>>>>  TÌM HIỂU THÊM: Xem ngay cuoi hoi nam 2021 hop phong thuy

2.2 Thủ tục xin cưới miền Trung

Mâm quả cưới xin của người miền Trung có phần giản dị hơn nhưng về cơ bản đều có trầu cau và rượu. Số tráp thường ứng với các số sinh hoặc lão. Vì theo quan niệm, đây là các số đẹp, đem lại sự hạnh phúc cho hôn nhân. Lễ vật thường là:

  • Mâm trầu cau: Gồm 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc, thể hiện sự gắn kết vợ chồng.
  • Mâm trà và rượu: Không những có trà và rượu, trong mâm này còn có phong bì tiền và vàng do mẹ chồng trao cho nàng dâu và một phong bì khác đưa cho ba mẹ cô. Ngay sau đó, số tiền này thường được bố mẹ cô dâu cho lại đôi vợ chồng. 
  • Bánh kem đính hôn.
  • Nem chả: Số lượng chẵn cặp.
  • Mâm ngũ quả: Kết hình rồng phượng cầu kỳ, công phu.
lễ xin dâu như thế nào

Mâm quả trong lễ xin dâu của người miền Trung

2.3 Thủ tục xin dâu miền Nam

Khác với miền Bắc, số lượng tráp của người miền Nam thường là số chẵn 4, 6, 8, 10. Đa số các gia đình đều chọn con số 6 vì mang ý nghĩa tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Mâm quả bao gồm:

  • Trầu cau: Tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung son sắt của hai vợ chồng và lời hẹn thề trong đám cưới.
  • Trà rượu: Bày tỏ tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên, cầu mong ông bà chứng giám cho tình yêu đôi lứa.
  • Bánh phu thê: Thể hiện sự nguyện ước tình nghĩa vợ chồng sẽ luôn hòa thuận và ngọt ngào như những chiếc bánh phu thê.
  • Xôi gấc đỏ hình trái tim: Đây là món ăn truyền thống của người miền Nam. Lễ vật mang đến sự may mắn và ca ngợi tình yêu thủy chung của cô dâu chú rể.
  • Heo quay, gà luộc: Tượng trưng cho những thăng trầm trong cuộc sống hôn nhân.

3. Lễ rước dâu thực hiện như thế nào? Nghi thức xin dâu

Lễ xin dâu là một nghi lễ quan trọng từ bao đời nay của hai bên gia đình cô dâu và chú rể. Mỗi vùng sẽ có nghi thức và cách bày biện lễ tráp khác nhau. Nên trước khi tiến hành buổi lễ, hai bên cần bàn bạc để tránh tình trạng bỡ ngỡ, sai sót xảy ra. Cách tiến hành như sau:

  • Nhà trai đến: Gia đình nhà trai sẽ bàn bạc trước về vị trí đứng của từng người, bố trí xe và đường đến nhà cô dâu.
  • Trao lễ vật: Đội bưng quả của nhà trai tiến vào nhà gái để trao sính lễ.
  • Nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên: Nhà gái sau khi nhận tráp lễ sẽ đặt lên bàn thờ gia tiên để thắp hương.
  • Trình lễ: Người chủ hôn tiến hành thông báo và mở tráp để giới thiệu lễ vật gồm những gì.
  • Cô dâu ra mắt nhà họ trai: Trong ngày hỏi, cô dâu chỉ được ngồi trong phòng đợi và ra ngoài khi có cha hoặc mẹ dẫn ra để ra mắt.
  • Làm lễ gia tiên: Cô dâu và chú rể sẽ lạy trước bàn thờ tổ tiên.
  • Trao nhẫn cưới: Cặp đôi tiến hành trao nhẫn cưới cho nhau.
  • Nhận quà cưới: Cô dâu chú rể nhận tiền hoặc quà từ những người thân cùng lời chúc, gửi gắm và dặn dò.
tráp lễ xin dâu gồm những gì

Nghi thức tiến hành lễ rước dâu

4. Bài phát biểu trong lễ xin dâu hay nhất

Dưới đây là một số bài phát biểu mẫu mà bạn có thể tham khảo ngay.

4.1 Văn mẫu tại nhà trai

“Kính thưa các cụ, các ông các bà cùng toàn thể nam nữ thanh niên của hai gia đình và hai cháu

Trải qua qua một thời gian tìm hiểu, quen biết, yêu nhau cùng sự giúp đỡ của hai bên gia đình cũng như sự công nhận của chính quyền địa phương. Cho đến nay hai cháu…( tên cô dâu, chú rể) đã chính thức nên vợ thành chồng và hôm nay đây ngày đẹp tháng tốt hai họ hai gia đình chính thức tổ chức lễ thành hôn trăm năm hạnh phúc cho hai cháu.

Được sự ủy quyền của các cụ, các ông các bà cũng như gia đình họ nhà trai, lời đầu tiên thay mặt cho phái đoàn họ nhà trai tôi xin chân thành cảm ơn sự đón tiếp rất chân tình lồng hậu của các cụ, các ông, các bà cũng như bạn bè nam nữ thanh niên gia đình họ nhà gái đối với chúng tôi.

Và kính thưa toàn thể hội hôn ngày đẹp thì cũng có giờ tốt bây giờ cũng đã là giờ tốt trong ngày thay mặt cho phái đoàn nhà trai chúng tôi xin được xin phép gia đình họ nhà gái cũng như các cụ các ông các bà xin phép được đón cháu…(tên cô dâu) về nhà trai chúng tôi tổ chức lễ thành hôn trăm năm hạnh phúc cho hai cháu.

Xin kính mời các cụ, các ông, các bà, cô dì chú bác cùng toàn thể bạn bè nam nữ thanh niên của hai gia đình hai cháu ..(tên cô dâu, chú rể) ít nữa sẽ trở về phòng trà gia đình họ nhà trai chúng tôi chính thức tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý vị đại biểu có mặt trong ngày vui hạnh phúc của hai cháu ngày hôm nay và xin kính chúc sức khỏe. Xin chân thành cảm ơn!”

4.2 Văn mẫu tại nhà gái

“Kính thưa các cụ ông, cụ bà cùng gia đình nội ngoại, ông bà thân sinh cháu (tên bố mẹ chú rể) và anh em bạn bè gia đình cháu (tên chú rể).

Lời đầu tiên cho tôi được tự giới thiệu, tôi là (họ tên người phát biểu), là (quan hệ với cô dâu).- Đại diện cho họ nhà gái, xin được gửi lời chúc phúc tới toàn thể các vị quan khách có mặt trong lễ cưới của 2 cháu ngày.

Hôm nay là ngày lành tháng tốt và cũng là ngày bên nhà trai sang có lời thưa chuyện, trước hết gia đình chúng tôi xin có lời cám ơn tới bên họ nhà trai đã có sự chuẩn bị chu đáo.

Tôi xin thay mặt cho gia đình nhà gái nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chính thức nhận cháu (tên chú rể) làm con rể ông bà (tên bố mẹ cô dâu), làm cháu dòng họ chúng tôi đồng thời cho phép nhà trai đón cháu (tên cô dâu), về họ nhà trai để tổ chức lễ thành hôn cho 2 cháu.

Kể từ giờ phút này trở đi: hai cháu (tên cô dâu – chú rể) đã là dâu là rể trong nhà, hai cháu còn trẻ và còn nhiều bỡ ngỡ nên kính mong toàn thể hai bên gia đình dạy dỗ, nhắc nhở để hai cháu có thể làm tốt bổn phận làm con làm cháu trong nhà. Mong rằng, hai cháu sẽ sống hạnh phúc trọn đời, làm ăn phát đạt, sớm sinh bé trai, bé gái.

Xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu chúc phúc cho hai cháu”

5. Một số lưu ý khi tổ chức lễ xin cưới

Đám cưới sẽ không trọn vẹn nếu tiến hành nghi thức không đúng với phong tục. Do vậy, khi chuẩn bị lễ cưới, bạn nhất định phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Những người tham dự vào lễ rước dâu là trưởng đoàn nhà trai và một vài người họ hàng đi cùng đội bưng quả.
  • Khi đến nhà gái, nhà trai phải đặt lễ lên bàn thờ và thắp hương để kính báo tổ tiên. Do đó, bên nhà gái cần lau dọn kỹ để chuẩn bị tốt cho nghi thức này.
  • Nghi thức xin dâu có thể tổ chức riêng hoặc gộp chung với lễ cưới. Khi gộp lễ, người được cử vào nhà gái phải vào trước. Sau khi hoàn thành thì chú rể và nhà trai mới tiến vào rước dâu.
  • Lễ xin dâu gộp với lễ cưới thì phải tổ chức nhanh chóng để tránh lở giờ đẹp.
  • Sau khi làm lễ rước dâu, cô dâu nên hướng về phía trước, tránh nhìn lại hướng nhà của mình.
lễ xin dâu như thế nào

Một số điều cần lưu ý khi tổ chức lễ xin dâu

>>>> XEM THÊM: Thủ tục đăng ký kết hôn thế nào là đúng phong thủy?

6. Các câu hỏi thường gặp phổ biến

6.1 Tại sao cần tổ chức lễ xin cưới?

Ngày xưa, tình cảm của đôi lứa bắt nguồn từ sự áp đặt của cha mẹ. Nhưng ngày nay, kết hôn là sự tự nguyện giữa hai người, hai gia đình có thỏa thuận từ trước. Người Việt vốn trọng lễ nghĩa nên làm lễ xin dâu là rất cần thiết. Hơn nữa, quá trình làm lễ nhằm đề phòng bất trắc hay sự cố xảy ra.

lễ rước dâu là như thế nào

Tại sao phải tổ chức lễ xin dâu

6.2 Có thể bỏ qua lễ xin dâu được không?

Theo kinh nghiệm của ông bà ta khuyên rằng lễ xin dâu có thể bỏ qua nhưng thực sự không nên. Nếu gia đình hai bên eo hẹp về thời gian thì có thể xin với gia tiên để tiến hành gộp lễ. Việc này cần thỏa thuận từ trước để tránh gây mâu thuẫn.

6.3 Làm thế nào để gộp lễ xin dâu và đón dâu?

Khi nhà trai đến trước ngõ nhà gái thì cần phải chỉnh đốn, sắp xếp thứ tự ai đi trước, ai đi sau. Trước đó, một người lớn tuổi bên họ trai đi cùng với người đội lễ vào trước. Cả hai bên đều khấn vái rồi đặt lễ lên bàn thờ và quay ra dẫn đoàn nhà trai vào. Do đó, lễ cần tiến hành nhanh chóng để không bỏ qua giờ đẹp.

lễ xin dâu như thế nào

Xin gia tiên gộp lễ rước dâu và đón dâu

6.4 Nhà gái cần phải chuẩn bị gì?

Lễ vật thường đựng trong một tráp nhỏ có khăn đỏ bên trên, là những món quà bày lên gia tiên khi thắp hương. Sính lễ bao giờ cũng phải có trầu cau và rượu. Cầu kỳ hơn, nhà trai có thể chuẩn bị thêm trà bánh để tỏ rõ thiện ý với nàng dâu mới.

6.5 Lễ rước dâu cần có ai tham dự?

Vào ngày làm lễ rước dâu, ngoài đại diện nhà trai thì phía nhà gái cũng cần một người lớn tuổi trong họ hàng để tiếp đón. Anh trai hoặc em trai cũng có thể đại diện nhà gái để thắp hương bàn thờ gia tiên. Nếu là anh hay em trai của cô dâu thực hiện nghi thức này thì nhà trai phải tặng một ít tiền gọi là tiền thắp hương. Các thành viên còn lại của họ nhà gái thì cùng tham gia nhưng không thực hiện nghi thức đặc biệt nào cả.

lễ xin dâu như thế nào

Lễ rước dâu cần có người đại diện lớn tuổi

6.6 Trang phục cần chuẩn bị

Lễ dâu tuy diễn ra đơn giản, ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo trang trọng. Trong ngày này thì tất nhiên cô dâu sẽ mặc áo dài cưới và chú rể thì mặc vest. Những người bà con, họ hàng tham gia cùng thì cũng nên mặc trang phục lịch sự, gọn gàng và đẹp mắt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tiến hành lễ xin dâu như thế nào theo phong tục ba miền Bắc, Trung, Nam. Hy vọng bài viết giúp bạn thực hiện đúng quy trình và chuẩn bị đầy đủ lễ vật trong ngày trọng đại này. Nếu bạn có nhu cầu xem ngày giờ tốt để tiến hành hôn lễ, hãy liên hệ với Phong Thủy Tam Nguyên qua số HOTLINE 1900.2292 để được tư vấn chi tiết nhé!

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ