Lễ rước dâu: Hướng dẫn thủ tục làm lễ và bài phát biểu chi tiết

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Kết hôn là chuyện trọng đại của đời người vì vậy các nghi lễ trong đám cưới như lễ rước dâu cần được làm theo đúng truyền thống của tổ tiên. Bạn chuẩn bị kết hôn và muốn biết chi tiết trình tự các bước trong thủ tục làm lễ đón dâu hoặc cách phát biểu trong lễ xin dâu thế nào? Vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

>>>> ĐỌC NGAY: Cách xem ngày cưới hỏi, kết hôn tốt theo tuổi cô dâu, chú rể

1. Phong tục lễ xin dâu

Lễ rước dâu được tổ chức trước lễ đón dâu chính thức và có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức của nhà gái cho cô dâu về nhà chồng. Thông thường, đại diện của nhà trai sẽ đến nhà cô dâu trước và mang theo cơi trầu để làm lễ xin dâu.

lễ rước dâu
Cơi trầu lễ xin dâu

Sau khi bố mẹ cô dâu nhận cơi trầu và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, đại diện nhà trai sẽ xin phép về và sẽ đến lại cùng đoàn rước dâu của nhà trai. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình đã gộp lễ xin dâu và rước dâu thành một lễ để giúp nhà trai thuận tiện hơn.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: 6 thủ tục cưới hỏi & phong tục lễ cưới tại 3 miền bắc trung nam

2. Trình tự lễ rước dâu

2.1 Chuẩn bị sính lễ

Bước đầu tiên trong trình tự lễ rước dâu là các trưởng bối nhà trai sẽ chuẩn bị và kiểm tra sính lễ trước khi sang nhà gái. Các vật sính lễ sẽ được phủ lên một tấm khăn vải đỏ thêu hình rồng phượng. Sau đó, chú rể sẽ thắp hương xin tổ tiên cho mình rước dâu về nhà. Các mâm sính lễ sẽ được ba mẹ chú rể trao cho các rể phụ đem đến nhà gái.

thủ tục rước dâu
Nhà gái đón nhà trai đến

Khi đến nhà gái, nếu đã làm lễ đón dâu thì đoàn nhà trai sẽ đứng theo hàng trước nhà gái để tiến hành nghi thức trao mâm quả. Còn nếu chưa thì đại diện nhà trai phải xin phép làm lễ xin dâu và được nhà gái đồng ý rồi mới được làm nghi thức trao mâm quả rước dâu.

>>>> XEM THÊM CHI TIẾT: Lễ xin dâu như thế nào? Tráp lễ xin dâu 3 miền gồm những gì?

2.2 Trao lễ vật trong lễ đón dâu

Đội hình nhận lễ bên nhà gái đứng xếp hàng thành hàng ngang, mặt đối mặt với bên nhà trai để nhận lễ. Khi có thông cáo của chủ hôn hoặc người đại diện, nhóm đội lễ sẽ chuyền các tráp lễ sang bên nhà gái.

thủ tục lễ rước dâu
Trao lễ vật trong lễ đón dâu

Hành động chuyển lễ tráp này chỉ diễn ra trong khoảng từ 3-5 phút, hình thức này không chỉ đơn giản là trao lễ mà còn phục vụ mục đích chụp ảnh làm kỷ niệm.

2.3 Nhận mâm quả và dâng lên bàn thờ gia tiên

Các dâu phụ sẽ lần lượt theo thứ tự mang các mâm lễ vật vào bàn thờ tổ tiên và phải đặt mâm trầu cau ở vị trí trung tâm. Đại diện nhà trai đứng bên trái và bên phải là đại diện nhà gái.

rước dâu đi lẻ về chẵn
Dâng mâm lễ vật lên bàn thờ tổ tiên

2.4 Trình sính lễ

Người chủ hôn nhà trai sẽ lần lượt giới thiệu từng đại diện nhà trai theo thứ tự vai vế từ lớn đến nhỏ và chủ hôn nhà gái sẽ làm tương tự. Sau khi có sự đồng ý của nhà gái, chủ hôn nhà trai sẽ giới thiệu về ý nghĩa đem lễ vật và mở nắp mâm quả, khăn phủ trên sính lễ.

lễ xin dâu
Nhà trai trình sính lễ

2.5 Cô dâu ra mắt gia đình

Cô dâu đang ngồi đợi trong phòng sẽ được mẹ dắt ra để ra mắt hai họ. Cô dâu đứng bên phải và chú rể đứng bên trái cùng tiến hành trao bông trước sự chứng kiến của họ hàng hai bên.

nghi thức lễ rước dâu
Cô dâu ra mắt hai họ

2.6 Làm lễ gia tiên

Sau những thủ tục phía trên, cô dâu và chú rể sẽ được hướng dẫn đế trước ban thờ gia tiên và thực hiện khấn vái. Nén hương đầu khi thắp lên ban thờ sẽ là của một người nam có tuổi đứng đầu trong nhà gái thắp.

lễ rước dâu
Lễ gia tiên nhà gái

Đặc biệt lưu ý rằng, có một số nơi địa phương do ảnh hưởng của văn hóa vùng miền sẽ dùng đèn long phụng đốt và đặt trên ban gia tiên. Khi tiến hành thắp hương, cô dâu và chú rể sẽ khấn vái và lậu trước ban thờ để thông cáo lần nữa tới các bậc tổ tiên dưới âm về hỷ sự của mình.

2.7 Trao nhẫn cưới và nhận quà

Sau khi hoàn tất làm lễ gia tiên, chú rể sẽ tiến hành trao cho cô dâu nhẫn đính hôn. Nhẫn đính hôn có thể hiểu là nhẫn riêng của cặp đôi trẻ, cũng chính là nhẫn cưới, tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện tài chính của hai bên gia đình.

nghi lễ rước dâu miền nam
Chú rể trao nhẫn cưới cho cô dâu

Đối với nhà trai, mẹ chú rể hoặc đại diện nhà chồng sẽ có thể trao thêm tặng cho cô dâu một số loại trang sức, nữ trang khác như lắc tay, dây chuyền, khuyên tai khác…hoặc có thể là tiền vàng bên nhà trai tặng cô dâu.

Song, các bên đại diện cho nhà trai và gái sẽ trao quà cùng những lời chúng mừng và nhắn nhủ dặn dò đặc biệt dành riêng cho cô dâu khi xuất giá.

>>>> ĐỌC THÊM: Đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào là đúng cho con trai, con gái?

2.8 Mời trầu cau và rượu

Tại đây xuất hiện vai trò của phù rể, chính là cầm bình rượu và rót vào những chiếc ly nhỏ.

Trong khi đó, cô dâu chú rể sẽ xé vỏ cau và xếp các lá trầu theo phong tục truyền thống từ xưa. Trầu cau và rượu sẽ mời tới chủ hôn hoặc đại diện nhà đó đầu tiên, tiếp đến là ông bà và cha mẹ nhà trai, sau đó là nhà gái.

rước dâu mặc áo dài màu gì
Cô dâu mời họ hàng hai họ trầu cau và rượu

2.9 Trả lễ

Sau khi hai bên nhà cùng dùng tiệc rượu bánh, nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Theo thông lệ, phía bên nhà gái sẽ dùng một nửa lễ và trả số còn lại vào trong tráp lễ cho nhà trai. 

thủ tục đón dâu
Nhà gái trả lễ cho nhà trai

Đối với tráp quả có nắp thì nhà gái cần lật ngược lại nắp, nếu tráp lễ phủ khăn đỏ thì phải vén một vạt khăn qua để lộ quà đáp lễ bên trong tráp. Đây là hành động nhà gái đã nhận được quà lễ từ bên nhà trai, song khi nhà gái đáp lại lễ, bên nhà cô dâu nên lì xì phong bao đỏ cho đội bê tráp để thay cho lời cảm ơn.

2.10 Tổ chức tiệc họ nhà gái

Nhà gái thường sẽ tổ chức ăn uống nhẹ nhàng với bánh kẹo và trà để có thể kịp cho nhà trai rước dâu về đúng giờ lành. Bên cạnh đó, để cảm ơn đội bưng quả đã mang lại may mắn cho đám cưới, nhà gái sẽ lì xì phong bao đỏ cho mỗi người.

2.11 Rước dâu về nhà trai

Khi cô dâu bước ra khỏi nhà mẹ đẻ, lên xe hoa về nhà chồng. Người dẫn đường cho cô dâu sẽ là mẹ chồng, chú rể sẽ chỉ là người đi bên cạnh. Nếu được, cô dâu nên đưa theo một phù dâu đáng tin đi cùng trên xe để có thể hỗ trợ công việc khi về nhà chồng. Người thân nhà gái cùng đi theo trên xe khác với cô dâu sang nhà chồng.

lễ rước dâu
Thực hiện nghi lễ trước khi về nhà chồng

Lưu ý: Đặc biệt khi đưa cô dâu về nhà chồng, bạn nên nhớ số người đi theo phải đảm bảo quy tắc: "Rước dâu đi lẻ về chẵn". Chính vì thế, cô dâu nên lên trước danh sách chi tiết người sẽ theo mình về nhà chồng.

3. Nghi thức lễ ra mắt con dâu mới tại nhà trai

Khi rước cô dâu về tới nhà trai, quan viên hai họ sẽ ổn định chỗ ngồi để đại diện nhà trai và nhà gái lần lượt giới thiệu. Sau đó, đại diện nhà trai sẽ thắp hương thông cáo với tổ tiên và ba mẹ chú rể cùng cô dâu chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ. Tiếp đến, tân lang và tân nương sẽ tiến hành bái lạy ba mẹ chú rể.

Sau khi bái lạy xong, mọi người sẽ xuống nhà để tiến hành các công đoạn của hôn lễ. Họ hàng nhà trai sẽ trao quà cưới cho cặp tân lang và tân nương. Cô dâu chú rể và nhà gái sẽ được đại diện nhà trai dẫn đi coi phòng tân hôn để cho mọi người biết được điều kiện, hoàn cảnh gia đình nhà chồng cô dâu.

làm lễ rước dâu tại khách sạn được không
Nghi thức lễ ra mắt con dâu mới tại nhà trai

Về phần nghi lễ, thủ tục trải giường cưới sẽ do người phụ nữ có hôn nhân hạnh phúc và sinh được đủ nếp đủ tẻ thực hiện nhằm đem lại hạnh phúc và lộc con cái cho cô dâu chú rể.

Tiếp đến, nhà gái sẽ dặn dò tân nương, cảm ơn nhà thông gia và chuẩn bị ra về. Đôi uyên ương sẽ rót trà và mang cơi trầu ra mời và tiễn khách. Quan họ hai bên sẽ cùng gia đình cô dâu chú rể đến tiệc cưới sau khi kết thúc lễ thành hôn nếu cặp uyên ương tổ chức ở nhà hàng, khách sạn.

4. Phát biểu trong lễ rước dâu

4.1 Bài phát biểu lễ rước dâu cho nhà trai

Dưới đây là bài phát biểu trong lễ rước dâu của nhà trai:

“Kính thưa tất cả mọi người có mặt trong hôn trường ngày hôm nay!

Lời đầu tiên, cho phép tôi được đại diện gia đình đàng trai kính chúc quan viên 2 họ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui trong bữa tiệc rượu mừng của hai cháu A và B. Thay mặt gia đình, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã dành chút thời gian quý báu để đến chung vui cùng gia đình chúng tôi.

Tôi tên C, là (cô, chú, bác…) của chú rể, rất vui và vinh dự khi được đại diện họ nhà trai nói lên đôi lời phát biểu tại lễ đón dâu này.

Trải qua quá trình tìm hiểu và yêu thương nhau, hôm nay được sự đồng ý của gia đình và địa phương, hai cháu A và B đã chính thức kết thành phu thê trước sự chứng kiến của quan viên 2 họ.

Nay, nhà trai chúng tôi xin phép được dâng lên gia tiên họ nhà gái cơi trầu và đón cháu A về làm dâu, làm cháu của chúng tôi.

Qua buổi lễ này, gia đình chúng tôi kính mong gia đình nhà gái chấp nhận cháu B làm con rể, cháu rể của mình. Kính mong gia đình sẽ nhận lời và nhận cơi trầu của gia đình chúng tôi.”

Lúc này, nhà gái sẽ nhận cơi trầu và nhà trai sẽ phát biểu xin dâu như sau:

“Thưa quan viên 2 họ, kính thưa đông đủ khách mời có mặt hôm nay!

Bên đàng trai chúng tôi rất lấy làm hạnh phúc khi được gia đình nhà gái đón tiếp chu đáo, nhiệt tình. Chúng tôi xin cảm ơn những tình cảm ấm nồng này và mong rằng, từ nay về sau, tình cảm của 2 gia đình sẽ ngày càng tốt đẹp, bền chặt hơn.

Đến nay, giờ lành đã điểm, chúng tôi xin phép gia đình và quan viên 2 họ được đón cháu A về để tiến hành lễ thành hôn cho 2 cháu. Trân trọng kính mời tất cả mọi người cùng về gia đình chúng tôi để tổ chức cho 2 cháu. Tôi xin chân thành cảm ơn.”

thành phần nhà trai đi đón dâu
Bài phát biểu rước dâu cho nhà trai

4.2 Bài phát biểu trong lễ xin dâu cho nhà gái

Dưới đây là bài phát biểu lễ đón dâu dành cho nhà gái:

“Kính thưa họ nhà trai, kính thưa quan viên có mặt trong hôn trường ngày hôm nay!

Đầu tiên, chúng tôi rất cảm ơn những lời phát biểu đầy chân thành của đại diện họ nhà trai. Tôi cũng xin đại diện họ nhà gái cảm ơn sự có mặt đông đủ của quan viên hai họ và khách mời hôm nay.

Tôi tên D, là (cô, dì, chú, bác…) của cô dâu. Tôi rất vui và vinh dự khi được gia đình nhà gái tin tưởng để đại diện gia đình phát biểu trong buổi lễ này.

Đàng gái chúng tôi rất biết ơn khi bên đàng trai đã chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo để thưa chuyện của 2 cháu trong ngày trọng đại này. Chúng tôi xin phép được nhận cơi trầu, đồng ý nhận cháu B làm con rể, làm cháu rể trong gia đình, dòng họ nhà chúng tôi. Đồng thời, chúng tôi cũng đồng ý cho gia đình họ nhà trai đón cháu A về làm con, làm cháu của mình.

Kể từ giờ phút này trở đi, hai cháu A và B chính thức trở thành dâu rể, con cháu trong nhà. Cả 2 cháu đều có tuổi đời còn trẻ, vẫn còn rất nhiều thiếu sót và non dại nên tôi rất mong cả 2 gia đình sẽ luôn nhắc nhở, chỉ bảo cho 2 cháu để 2 cháu làm tròn bổn phận của mình. Tôi chúc 2 cháu kết thành phu thê trăm năm hạnh phúc, sớm có quý tử.

Kính mời họ nhà trai cùng nâng ly rượu đầy, ăn cơi trầu để chúng mừng hạnh phúc của 2 cháu. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

nghi thức rước dâu về nhà trai
Bài phát biểu trong lễ xin dâu cho nhà gái

>>>> TIẾP TỤC: 2 mẫu bài phát biểu trong đám cưới của nhà gái súc tích nhất

5. Những cấm kỵ trong lễ rước dâu

Trong lễ rước dâu, bạn cần lưu ý những điều cấm kỵ sau đây để tránh mang lại xui xẻo cho hôn nhân của mình:

  • Đón dâu sai giờ hoàng đạo, giờ lành
  • Mẹ chồng đón nàng dâu sẽ gây xung khắc giữa hai bên
  • Cô dâu xuất hiện trước mặt hai họ
  • Cô dâu quay lại nhà mẹ khi đã bước ra ngoài
  • Cho cô dâu đang mang thai đi qua cửa chính
  • Vật dụng của chú rể bị đồ đạc của cô dâu đè lên

>>>> ĐỪNG BỎ QUA: 20 kiêng kỵ trong đám cưới nên tránh không thể bỏ qua

Việc nắm được chính xác của thủ tục của lễ rước dâu sẽ giúp bạn tổ chức đám cưới thuận lợi và hôn nhân được viên mãn. Bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết cho lễ đón dâu. Nếu bạn cần tư vấn chọn ngày thành hôn thì hãy liên hệ ngay cho Phong Thủy Tam Nguyên chúng tôi nhé!

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: 

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ