TỔNG QUÁT VỀ MẮT

(0)
Đôi mắt có thể nói lên rất nhiều điều về bạn
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Nói về việc xem tướng mắt, thì không chỉ xem tướng mắt đàn ông mà cả xem tướng mắt phụ nữ cũng chỉ cần nhìn đôi mắt cũng có thể nói lên được nhiều điều về bản chất con người. Từ đặc điểm của đôi mắt sẽ luận ý nghĩa của đôi mắt từ đó có thể nhận định được một phần nhân cách của người đối diện. Về phương diện tra vận mệnh thì thường xem tướng qua đôi mắt sẽ tra được vận từ 35 đến 40 tuổi là chính xác nhất. Trong bài viết lần này, Phong Thủy Tam Nguyên sẽ cung cấp cho các quý độc giả một số những thông tin tổng quát về mắt trong nhân tướng học.

1. Các đặc ngữ về Mắt:

Trong khoa xem nhân tướng học về Mắt có nhiều danh hiệu khác nhau tùy theo thuật ngữ của từng lĩnh vực: Trong lĩnh vực đoán vận hạn lưu niên, Mắt trái được gọi là Thái Dương, Mắt phải được gọi là Thái Âm (còn gọi là Nhật Nguyệt hay Âm Dương tinh ). Đứng về phương diện "Ngũ Quan" Mắt được gọi là Giám sát quan. (Phép đoán vận hạn lưu niên thông dụng chia Mắt trái thành 3 phần: Thái dương, Thiếu dương, Trung dương; Mắt phải thành 3 phần: Thái âm, Thiếu âm, Trung âm. Hay còn gọi Mắt là: Tam Âm, Tam Dương)  

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn (Ảnh minh họa)

2. Những nét đặc thù tổng quát về Mắt:

Nói một cách tổng quát người ta chia Mắt thành 3 phần chính yếu:

- Đồng tử

- Tròng đen

- Lòng trắng

Các sách cổ tướng học Trung Hoa khi mô tả Tròng đen thường nói là: Đen nhiều điểm san, hắc như điểm tất. Nói như vậy không có nghĩa là đen thực sự như nghĩa thông tục, mà phải hiểu tròng đen thuần túy một màu thuần khiết, không có tia máu lẫn vào dù đậm hay nhạt.

Trong thực tế tròng mắt các sắc dân Á châu, đặc biệt là tròng đen và lòng trắng có các đặc thái sau:

- Tròng đen: màu đen hoặc màu nâu sẫm.

- Lòng trắng: trắng ngà hoặc hơi pha xanh.

Nhà tướng học Kiến Nông cư sĩ trong cuốn Quan Nhân Thuật trích dẫn các kiến giải của các y sư Trung Hoa cổ đại và Nhật Bản hiện tại cho rằng:

- Tròng mắt đen là tròng mắt của các sắc dân thuộc về các chủng tộc phương Bắc đại lục Á châu 

- Tròng mắt đen mà kỳ thực là màu nâu sậm thuộc về các sắc dân chủng tộc phương Nam đại lục Á châu.

So sánh ưu điểm tổng quát giữa hai màu mắt nâu sậm và đen tuyền của tròng mắt, Kiến Nông cư sĩ nhận thấy rằng màu nâu có nhiều ưu điểm về phẩm tính hơn đại khái như:

* Can đảm nhưng khai phóng

* Hành động nhanh nhẹ hơn, tư tưởng mẫn tuệ hơn.

* Có nhiều nghệ thuật tính hơn như thi ca, triết lý, hùng biện

Về hình dạng tổng quát, trước khi đi sâu vào việc tế phân Mắt thành các loại điển hình để phán đoán chi tiết, người ta thường phân biệt.

>>> XEM THÊM: Tổng hợp các dáng mắt điển hình ở nam và nữ [36 tướng mắt]

3. Các loại mắt điển hình

a. Mắt lớn, nhỏ:      

Mắt lớn, mắt nhỏ căn cứ vào vị thế của tròng đen đối với khuôn mặt (Ảnh minh họa)

Mắt lớn không có nghĩa là cả 3 bộ phận chính của mắt đều lớn mà thực ra người ta căn cứ vào vị thế của Tròng đen đối với khuôn mắt (bao bọc bởi hai mí mắt để định lớn nhỏ)

- Nếu hai mí mắt che lấp phần nhãn cầu thì đó là Mắt lớn.

- Nếu hai mí mắt vừa vặn tiếp xúc với nhãn cầu, nhìn vào thấy rõ hình tròn của nhãn cầu thì đó là Mắt nhỏ

b. Mắt dài, ngắn:

Sự dài ngắn này có tính chất tương đối vì nó tùy thuộc vào tầm vóc của từng cá nhân. Trung bình thì Mắt hợp tiêu chuẩn bình quân khoảng từ đầu đến cuối Mắt (phần lòng trắng) có chiều dài tương đương với chiều dài của khoảng cách hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa duỗi thẳng và để liền nhau. Quá mức độ bình quân thì coi là dài, dưới mức độ bình quân thì coi là ngắn.

Một cách khách quan hơn, khoảng bề dài của Mắt bằng hoặc hơn 3 cm hay 3,2cm gọi là dài. Dĩ nhiên không tính Ngư Vĩ là phần đuôi Mắt kéo dài.

Khi quan sát Mắt để xác định dài, ngắn, to, nhỏ cần phải chú ý là Mắt phải ở trạng thái bình thường. 

c. Mắt trắng dã và mắt đen xì:

- Mắt đen: Khi tròng đen chiếm ít nhất 2/3 tổng số diện tích của mắt so với lòng trắng

- Mắt trắng dã: cần phân biệt hai trường hợp là: Mắt Tam bạch và Mắt Tứ bạch

- Mắt Tam bạch: (h46) Nhãn cầu chỉ chạm vào một trong hai mi mắt (trên hoặc dưới) ba mặt còn loại bao bọc bởi lòng trắng.

- Mắt Tứ bạch: (h47)  Nhãn cầu ở giữa bốn bên đều bị lòng trắng bao phủ, giống như hòn đảo trơ trọi giữa đại dương.

d. Mắt lộ và mắt bình thường:

Giả sử là từ hai bên mi mắt ta áp một mặt phẳng tưởng tượng tiếp xúc với hai bờ mắt thì:     

- Nếu nhãn cầu tiếp xúc với mặt phẳng nói trên thì đó là mắt bình thường.

- Nếu nhãn cầu cắt mặt phẳng trên thì đó là mắt lộ; mắt lộ quá đáng thì gọi là mắt ốc lồi.

- Nếu nhãn cầu không chạm tới mặt phẳng tượng tượng kể trên thì tướng học gọi là mắt sâu.

Vậy là vừa rồi, chúng tôi đã khái quát sơ qua về mắt, những đặc điểm cũng như các loại mắt điển hình được các nhà nhân tướng học phân chia ra. Còn rất nhiều điểu thú vị xoay quanh đôi mắt mà bạn chưa biết tới. Hãy cùng đón đọc trong bài viết tiếp theo về các ý nghĩa của mắt trong nhân tướng học nhé!

>>>>> THẢM KHẢO NGAY:

 
  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ