TỔNG QUÁT VỀ TAI

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Theo nhân tướng học, tai là một bộ phận có vị trí đặc biệt quan trọng trong ngũ quan trên gương mặt. Xem tướng tai tổng quát về tai chính là dựa vào việc quan sát vị trí đôi tai, hình dạng và màu sắc để nhận biết vận thế khi còn nhỏ, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, tính tình, sự nghiệp, tình duyên hôn nhân hay kết cục cuối đời.

Vì vậy, nhân tướng học về tai được ví như một cuốn nhật ký cuộc đời trung thực nhất, ghi lại toàn bộ cuộc đời của một con người, nên người ta có thể dựa vào đó để đoán tướng người qua tai rất chính xác. Xem tướng tai cần quan sát đầy đủ các yếu tố như: vị trí đôi tai, kích thước tai, đường nét của tai, dái tai mới có kết quả chính xác được.

1. Các đặc điểm về Tai:

Về phương diện tác dụng, tai chủ về nghe ngóng nên cổ tướng học mệnh danh Tai là Thám thính quan.

Về diện bộ vị đặc biệt để định tính cách trí tuệ. tai cũng được đặt tên là Thông minh học đường biểu thị sự khôn ngoan tháo vát. Cũng vì tai chỉ dính vào đầu có một phần, còn lại một phần ở ngoài bề mặt của khuôn mặt nên trong loại học đường thứ hai Tai được gọi là Ngoại học đường

Trong cổ tướng học, người ta thường dùng nghĩa bóng để chuyển từ nghĩa đen. Theo đúng hướng đó, do ở chỗ tai được gọi là Ngoại học đường nên còn có tên Biên đường. Ví dụ trong tướng học có câu: "Biên đường giáng địa, phá tổ vô nghi". Tai mà thấp xuống qua khu vực của Địa Các (tức hạ đình) chắc chắn là tướng phá tan tổ nghiệp.

>>> XEM THÊM: 10 bước xem nhân tướng học cơ bản nhất

2. Các đặc thái của Tai:

2.1. Về phương diện cấu tạo:  

Cấu tạo của tai (Ảnh minh họa)

Đứng về phương diện cấu tạo, tướng pháp học chia tai thành nhiều bộ phận nhỏ

- Vành cong phía ngoài được gọi là Luân (đôi khi còn gọi là Thiên Luân)

- Vành sụn phía trong được gọi là Quách (đôi khi gọi là Địa Quách)

- Phần cuối cùng ở phía dưới nếu trễ xuống rõ ràng và có thịt thì gọi là Thùy châu (viên ngọc rủ xuống)

- Phần lõm bao trong vành sụn trong được gọi là Phong Môn (có khi gọi là Mạng Môn)

- Phần xương sụn ở phần trên mang Tai và mọc chặn lấy lỗ Tai giống như bức tường thành gọi là Phụ Nhĩ (hoặc nhĩ Phiến)

2.2. Về phương diện cá tính học:

Ta chia Tai thành 3 phần bằng nhau bằng cách vẽ hai đường song song thì:

- Phần Tai trên cùng cho ta biết phần Trí lực

- Khoảng giữa biểu thị cho Động lực

- Khoảng cuối biểu thị cho Hoạt lực

Tùy theo sự phát triển của phần nào trội yếu nhất ta sẽ thấy được cá tính trội yếu của kẻ được quan sát     

2.3. Vị trí cao thấp của Tai:

Từ hai đầu Lông Mày và từ phần dưới Chuẩn Đầu (chót mũi) ta kẻ hai đường thẳng song song thì nếu đầu tai cao hơn đường thẳng thứ nhất là Tai mọc cao. Ngang với đuôi mắt là vừa phải; đuôi Tai mà chấm sát tới đường thẳng thứ hai thì phải coi là mọc thấp.

2.4. Tai dài ngắn:

Tai được coi là dài khi chiều dài của Tai xấp xỉ bằng chiều dài của khoảng cách từ Chuần Đầu đến Ấn Đường, dưới mức độ ấy thì bị coi là ngắn.

>>> XEM THÊM: Các loại tai điển hình hợp phú quý

2.5. Rộng hẹp và lớn nhỏ:

Thông thường, bề rộng của phần giữa Tai phải bằng ít nhất 2/3 chiều dài. Quá mức độ đó là rộng, dưới mức độ đó là hẹp. Tai có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài là Tai bình quân

Dài mà hợp tiêu chuẩn bình quân là Tai lớn, ngắn mà hợp tiêu chuẩn bình quân về bề dài và bề rộng là Tai nhỏ

Trong tướng học, hợp tiêu chuẩn bình quân mới kể là tốt. Dài mà không hội đủ bề rộng thì chưa thể gọi là Tai lớn. Trong trường hợp này về tất cả phối hợp còn kém cả loịa Tai nhỏ mà cân xứng.

Về mặt thực tiễn ta có thể dùng bề ngang của 3 ngắn tay để làm mức trung bình cho chiều dài của Tai, tuy rằng cách này chỉ có giá trị tương đối.

2.6. Tai nhọn, Tai tròn, Tai vuông:

- Khi vành Tai ngoài, có các góc cạnh nhọn, hẹp, tạo thành các góc nhọn khá rõ (thường là phần trên hoặc dưới tai) thì gọi là Tai nhọn

- Khi vành Tai ngoài không có hình các góc cạnh rõ rệt mà lại thành hình cong thì gọi là Tai tròn

- Khi vành Tai ngoài có các cạnh và hợp các đoạn liền nhau thành những góc tương đương 90 độ hoặc lớn hơn nữa thì gọi là Tai vuông.

2.7. Nhĩ căn nhiều ít:

Phần gốc của Tai gắn liền với khuôn mặt gọi là Nhĩ căn. Nhĩ căn có nhiều hay ít, rộng hay hẹp tùy thuộc vào phần gốc của Thiên Luân. Phần tiếp xúc của Thiên Luân đối với mặt lớn thì gọi là Nhĩ căn lớn, rộng. Ngược lại gọi là ít hay hẹp.

Nói khác đi nếu ta cắt Tai theo một mặt phẳng sát với da mặt thì Nhĩ căn chính là phần dấu vết của Thiên Luân để lại (h101) trên khuôn mặt. Qua hình vẽ ta thấy Nhĩ căn là một đường cong hở. Độ hở của đường cong càng nhỏ thì Nhĩ  căn càng rộng và ngược lại

Nhĩ căn rộng lớn tiêu biểu cho sự vững chắc, ổn cố của con người về cả vật chất lẫn tinh thần. Hình thể Tai tuy tốt mà Nhĩ căn không ổn cố thì các điểm tốt của Tai chỉ là tốt hư ảo, tiêu cực.

2.8. Tai vũm, Tai bẹt:

Khi Tai có Phong môn lớn và tạo thành một loại phễu sâu đáy thì ta gọi đó là loại Tai vũm, thuật ngữ chuyên môn của tướng pháp Trung Hoa gọi đó là Thuận Phong Nhĩ. Sở dĩ gọi loại Tai vũm là Thuận Phong Nhĩ vì người ta ví Tai vũm như cánh buồm thuận theo chiều gió. Ngược lại gọi là Tai bẹt.

2.9. Tai úp, Tai ngửa, Tai thẳng:

- Tai úp: đó là loại Tai mà phần mặt phẳng của Tai hợp với mặt phẳng của mặt nhỏ hơn một góc 90 độ.

- Tai ngửa: khi mặt phẳng của Tai hợp với mặt phẳng của mặt lớn hơn một góc 90 độ

- Tai thẳng: khi góc đó bằng 90 độ

Vậy là vừa rồi, Phong Thủy Tam Nguyên đã chia sẻ với quý độc giả một vài nét tổng quát về tai và các hình dạng của tai nói gì trong nhân tướng học. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tai, kính mời quý độc giả cùng đón xem trong bài viết sắp tới được đăng tải trên phongthuyvuong.com nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ