20 Kiêng Kỵ Trong Đám Cưới Nên Tránh Không Thể Bỏ Qua
Việc hôn nhân đại sự không chỉ là một sự kiện lớn riêng của hai người mà còn là vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến hai bên gia đình. Chính vì vậy, những kiêng kỵ trong đám cưới rất cần được đặt lên quan tâm hàng đầu. Cùng Phong Thủy Tam Nguyên tham khảo ngay những tổng hợp về 20 điều tối kỵ khi tổ chức lễ cưới dưới đây nhé!
>>>> ĐỌC NGAY: Xem ngày tốt cưới hỏi theo tuổi cô dâu, chú rể chuẩn phong thủy
1. Kiêng kỵ thời điểm trước đám cưới
Để thời điểm trước đám cưới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, quý bạn đọc cần lưu ý một số kiêng kỵ dưới đây.
1.1 Xây nhà và cưới vợ cùng 1 năm có được không?
Theo phong thủy, khi xây dựng nhà mới sẽ kiêng cưới hỏi trong vòng 3 năm. Bởi lý do, điều này sẽ tác động đến việc thu hút tài lộc và vận may của gia đình sau này. Thêm vào đó, việc xây nhà mới là sự thay đổi nguồn khí của gia đình. Do đó, nguồn khí này cần khoảng thời gian để ổn định.
1.2 Nhà có tang có đi đám cưới được không? - Những người kiêng dự đám cưới
Những người nhà đang có tang hoặc bà bầu không nên tham dự đám cưới. Bởi lẽ theo phong thủy, điều này sẽ mang đến nhiều vận rủi và xui xẻo đến gia chủ.
1.3 Không cưới khi nhà có tang
Điều kiêng kỵ trong đám cưới tiếp theo đó là không nên làm hôn lễ khi trong nhà có tang. Đám cưới là hỷ sự nên bạn cần để thời gian trôi qua ít nhất 1 năm mới nên tổ chức đám cưới. Do đó, hiện tượng “cưới chạy tang” nghĩa là khi trong nhà có người sắp mất hoặc đã mất nhưng chưa phát tang, nhà trai nên mang lễ sang nhà gái hỏi cưới ngay lập tức. Đồng thời, đám cưới sẽ được diễn ra nhanh chóng trong hai họ nội bộ với nhau.
1.4 Không đưa thiệp khi chưa ăn hỏi
Khi tổ chức lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ đưa lễ vật sang xin cưới. Trường hợp buổi lễ chưa diễn ra thì được coi như cô dâu chưa được hỏi cưới. Theo người xưa quan niệm “nói trước bước không qua”. Vì thế, nếu đưa thiệp cưới trước khi ăn hỏi sẽ ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân dễ rơi vào tình thế chóng vánh, tan vỡ, vợ chồng tối ngày khắc khẩu nhau.
1.5 Tránh rời phòng trước khi chú rể lên đón
Theo phong tục kiêng kỵ trong đám cưới, vào ngày nhà trai đón dâu, cô dâu không được rời khỏi phòng và tránh để họ hàng nhà trai thấy mặt. Bởi lý do, điều này có thể khiến người con gái mất duyên.
1.6 Kiêng diễn ra vào giờ, ngày, tháng xấu
Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, mọi người đều mong muốn đám cưới có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nên tổ chức đám cưới vào ngày Hoàng Đạo. Kiêng kỵ trong đám cưới khi tiến hành vào các ngày Tam nương, Tam Tai, Sát chủ. Bởi lẽ, điều này sẽ khiến cuộc sống hôn nhân vợ chồng không chỉ “đứt gánh” giữa đường, lục đục mà còn không thể có được con cái.
>>>> XEM THÊM: Chọn ngày đăng ký kết hôn 2022 hợp tuổi giúp gia đình ấm êm
1.7 Không tổ chức lễ cưới khi chưa ăn hỏi
Theo thông lệ sau khi nhà trai và nhà gái bàn bạc và ấn định ngày cưới thì trước lễ ăn hỏi nhà trai có thể mời bạn bè để báo hỷ. Tuy nhiên nhà gái nên để sau lễ ăn hỏi mới mời ăn cưới. Bởi lẽ, nếu mời trước khi ăn hỏi, dân gian có cái nhìn không được tốt và cho rằng “chưa ai hỏi mà đã cưới”.
1.8 Tránh tổ chức vào năm Kim Lâu
Tùy vào hai bên gia đình quyết định chọn ngày để tiến hành thủ tục giúp đôi trẻ thành đôi. Tuy nhiên, bên gia đình nên tránh chọn thời điểm cưới vào năm Kim Lâu. Khi xét trên tuổi để cưới, thường căn cứ dựa trên ngày sinh tháng đẻ của cô dâu. Năm Kim Lâu chính là năm cô dâu ở độ tuổi có đuôi là số 1, 3, 6, 8. Theo quan niệm từ xưa cho rằng, khi cưới hỏi vào tuổi Kim Lâu sẽ gặp nhiều trục trặc rủi ro trong đời sống hôn nhân sau này của hai vợ chồng.
2. Kiêng kỵ thời điểm trước lễ rước dâu
Khi tổ chức buổi lễ rước dâu, hai gia đình cũng cần phải quan tâm đến những lưu ý dưới đây.
2.1 Cách giải xui khi đám cưới cô dâu có bầu
Với trường hợp cặp đôi “ăn cơm trước kẻng”, khi cưới cô dâu không được đi từ cửa chính vào nhà trai mà phải đi từ cửa sau vào. Việc này mang ý nghĩa tránh những điều xui. Đồng thời, một số nơi quan niệm rằng cô dâu có bầu đi vào cửa chính thì nhà chú rể làm ăn sẽ thụt lùi.
2.2 Không để bàn thờ sơ sài
Bàn thờ gia tiên sơ sài là một trong những kiêng kỵ trong đám cưới vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, trước ngày tiến hành đám cưới, hai bên gia đình cần chuẩn bị trên bàn thờ gia tiên các vật phẩm truyền thống gồm: gà luộc, xôi, rượu, các loại hoa quả,… Khi làm lễ, cô dâu và chú rể sẽ đứng trước bàn thờ lạy và cẩn cáo với các cụ gia tiên phần âm về lời tuyên bố sống chung bên nhau trọn đời. Chính vì lẽ đó, bàn thờ gia tiên cần phải được bài trí tươm tất, đẹp mắt và sạch sẽ.
2.3 Không rước dâu sai giờ hoàng đạo
Đây là việc vô cùng quan trọng trước khi diễn ra lễ cưới. Bởi lẽ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thời gian tổ chức buổi lễ mà còn khiến việc thu hút may mắn và tài lộc sụt giảm.
2.4 Cô dâu không được khóc và ngoái đầu về nhà
Một trong những tục lễ mà bao lâu nay vẫn còn đó chính là khi cô dâu rời nhà bố mẹ để sang nhà chồng phải đi thẳng, không được quyến luyến ngoái lại nhìn. Bởi lẽ từ xưa cho rằng, việc cô dâu ngoảnh đầu nhìn lại chính là kiêng kỵ trong đám cưới, sẽ khiến cô dâu về sau khó chu đáo việc cho nhà chồng, có tính cách ngỗ ngược khi về chung một nhà.
2.5 Tránh để mẹ chồng đi đón dâu
Tại một số nơi kiêng kỵ mẹ chồng không nên đứng đón dâu ở cửa nhà. Điều đó diễn ra với mong muốn để con dâu mới về nhà không kiêng dè và tránh những xung đột về sau. Bên cạnh đó, sau khi làm lễ gia tiên tại nhà chú rể, mẹ chồng cũng không nên xuất hiện.
2.6 Rải kim, tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường
Cô dâu khi về nhà chồng theo tục xưa, mỗi chiếc cầu đi qua, ngã 3, ngã 4, ngã 5, ngã 7 phải vứt ít gạo muối, kim tiền lẻ, trầu cau hay gạo kim tiền. Điều đó giúp sau này có được cuộc sống sung túc, phú quý và may mắn.
3. Kiêng kỵ thời điểm lễ cưới
Dưới đây là một vài kiêng kỵ khi tổ chức lễ cưới. Tham khảo ngay!
3.1 Mẹ cô dâu không đưa con gái về nhà chồng
Ở một số nơi cho rằng mẹ đẻ không nên đi đưa dâu. Bởi lẽ, người xưa cho rằng cô dâu về nhà chồng có sự xuất hiện của bố mẹ đẻ sẽ khiến cô bịn rịn và sau dễ bỏ về với bố mẹ.
3.2 Không treo gương đầu giường tân hôn
Việc treo gương đầu giường tân hôn sẽ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng của cô dâu chú rể. Hơn nữa, giường cưới cũng không nên kê ở phía tây ngôi nhà hoặc phòng ngủ. Bên cạnh đó, đuôi giường tránh đặt đối diện phòng ngủ, giường tân hôn không đặt dưới xà ngang. Những điều đó sẽ giúp cuộc sống vợ chồng hòa hợp, thuận lợi và may mắn trong việc sinh nở cũng như sự hạnh phúc gia đình.
3.3 Người vía nặng không vào phòng tân hôn
Để tránh những điều bất lợi ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình thì bạn cần tránh những người vía nặng không vào phòng tân hôn. Cụ thể, những đối tượng đó là phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang…
3.4 Đồ vật tránh đặt trong phòng tân hôn
Kiêng để thực vật có gai, ảnh của người khác, các vật sắc nhọn góc cạnh, búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí,... để không tác động đến hòa khí của vợ chồng trẻ.
>>>> THAM KHẢO: Trang trí phòng cưới theo phong thủy để hòa thuận, hạnh phúc
3.5 Không sử dụng giường cũ
Việc sử dụng giường mới giúp mang đến sự khởi đầu tươi mới, suôn sẻ cho vợ chồng. Đồng thời, bạn nên chọn người tốt vận để trải giường cưới, hầu như thường là người phụ nữ có tuổi trung niên có cuộc sống gia đình vợ chồng con cái hạnh phúc. Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên tránh để người khác ngoài vợ chồng ngồi lên giường cưới.
>>>> CHI TIẾT: Cách trải chiếu giường cưới theo phong thủy cho ngày tân hôn
3.6 Tránh đổ vỡ
Một kiêng kỵ trong đám cưới khác là không được làm đồ vật bị vỡ. Điều này theo quan niệm chính là ly tán và điềm xui xẻo về cuộc sống vợ chồng không được thuận lợi.
Theo người xưa, “Có thờ có kiêng, có thiêng có lành”. Vì vậy, quý bạn đọc cần có sự chọn lọc và góc nhìn khách quan nhất về những điều kiêng kỵ trong đám cưới để đám cưới có thể diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin hãy liên hệ ngay đến Phong Thủy Tam Nguyên để nhận những tư vấn về dịch vụ phong thủy, tử vi và chọn ngày nhé!