Lễ ăn hỏi | Thủ tục ăn hỏi và bài phát biểu nhà trai nhà gái 2022

(0)
Cẩm nang kiến thức phong thủy trực tuyến

Bạn đang tìm hiểu thông tin cho lễ ăn hỏi là gì? Lễ đám hỏi còn có tên gọi khác là lễ đính hôn. Đây được xem là buổi ra mắt thông báo chính thức của cô dâu và chú rể sánh duyên thành vợ chồng. Vậy trong ngày trọng đại này cần chuẩn bị gì và thường sẽ được diễn ra như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Phong Thủy Tam Nguyên để có được một đám hỏi trọn vẹn nhất.

>>>> ĐỌC THÊM: Xem ngày ăn hỏi theo tuổi cô dâu, chú rể chuẩn phong thủy

1. Lễ ăn hỏi là gì? Lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ khác nhau như thế nào?

Đối với văn hóa người Việt, lễ ăn hỏi là một trong những thủ tục cưới xin quan trọng không thể thiếu. Lễ ăn hỏi chính là ngày mà gia đình chú rể mang sính lễ trầu cau qua nhà cô dâu hỏi cưới, chính thức xin phép cha mẹ cô dâu cho đôi lứa được kết duyên vợ chồng.

Lễ ăn hỏi là một trong các thủ tục cưới hỏi quan trọng và không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Lễ ăn hỏi là ngày gia đình chú rể mang theo sính lễ, trầu cau để qua nhà cô dâu hỏi cưới, xin phép bố mẹ cô dâu được "rước nàng vê dinh", đôi lứa se duyên vợ chồng. Sau ngày đám hỏi, cô gái chính thức trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, trở thành con dâu của gia đình chồng. Chàng trai thì trở thành con rể của gia đình nhà gái và bắt đầu xưng bố mẹ, gọi con. 

Dù đã tương đối quen thuộc với đại đa số người Việt, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi. Hai lễ này đều giống nhau là nhà gái tổ chức và nhà nam chuẩn bị lễ vật. Tuy nhiên, lễ dạm ngõ và ăn hỏi tương đối khác nhau về 4 khía cạnh sau:

  • Lễ dạm ngõ là lễ gặp mặt hai bên gia đình còn lễ ăn hỏi là ngày hỏi cưới chính thức
  • Lễ ăn hỏi sẽ tổ chức sau lễ dạm ngõ khoảng 1 - 3 tháng
  • Thành phần tham gia lễ ăn hỏi đông hơn dạm ngõ
  • Lễ vật ăn hỏi cầu kỳ, phức tạp hơn lễ vật của lễ dạm ngõ
thủ tục lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ khác nhau

Tiếp đến, trong bài viết này, Phong thủy Tam Nguyên sẽ giới thiệu đến bạn trình tự chuẩn để tổ chức và chuẩn bị lễ ăn hỏi.

2. Chuẩn bị lễ ăn hỏi

Đối với chương trình thực hiện đám hỏi truyền thống sẽ được chuẩn bị từ trước 2 - 3 tháng. Thời gian này, cô dâu đã được chính thức là thành viên nhà chồng tuy nhiên vẫn ở nhà mẹ đẻ. Buổi lễ diễn ra trong ngày bao gồm cả việc làm lễ, thủ tục lễ ăn hỏi và đãi tiệc hai bên gia đình.

2.1 Chuẩn bị lễ vật đám hỏi

Ý nghĩa của buổi lễ nhằm đánh dấu việc ra mắt của chú rể và cô dâu với họ hàng, người thân và bạn bè. Đặc biệt là trình bày với ông bà tổ tiên về chuyện vui này. Do đó, việc chuẩn bị mâm quả đám hỏi cần được chuẩn kỹ lưỡng và chu đáo. Tuy nhiên, cách thức để chuẩn bị đồ lễ ăn hỏi mỗi vùng, mỗi nơi lại khác nhau.

Theo thủ tục lễ ăn hỏi, ở miền Bắc: Số lượng mâm tráp lễ mang số lẻ, số lẻ theo quan niệm ngoài Bắc mang ý nghĩa may mắn và phát triển. Nhưng đối với lễ vật trong tráp lại được tính theo số chẵn, nghĩa là lễ vật đi theo đôi, theo cặp. Ví dụ như:  có trầu câu, trà, hạt sen, bánh cốm, rượu - thuốc lá, bánh đậu xanh, heo quay, xôi gấc đỏ... 

lễ ăn hỏi
Lễ vật trong ngày đám hỏi 

Ở miền Trung khác với miền Bắc, người miền Trung lại không có tục lệ thách cưới. Đồ lễ ăn hỏi cũng đơn giản hơn, chỉ có trầu cau, trà rượu và bánh phu thuê.

lễ ăn hỏi
Cau trầu được chuẩn bị đẹp mắt trong ngày đính hôn 

Ở miền Nam, trái ngược hẳn với phong tục trong miền Bắc, tráp lễ trong Nam luôn sử dụng theo số chẵn, thậm chí miền Nam còn mới quan khách đến tham dự trong đám hỏi theo số chẵn. Thông thường cau được chọn trong tráp lễ ăn hỏi là loại nhỏ, 60 trái.

2.2 Thành phần tham dự lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là nghi thức truyền thống, đặc biệt quan trọng với gia đình hai bên và đôi trai gái. Vậy nên, các lễ ăn hỏi sẽ diễn ra rất nghiêm túc, trang trọng, hạn chế tối đa đổ vỡ và thiếu sót. Thành phần tham dự sẽ bao gồm hai bên gia đình:

  • Phía nhà trai: Chú rể, ba mẹ, ông bà, họ hàng, bạn bè và đội bưng tráp gồng trai chưa vợ và gái chưa chồng
  • Phía nhà gái: Cô dâu,  ba mẹ, ông bà, họ hàng và các bạn nữ chưa chồng để nhận tráp, số bạn nữ nhận lễ vật sẽ tương ứng với số nam bưng tráp.
thủ tục lễ ăn hỏi
Thành phần tham gia lễ ăn hỏi là gia đình 2 bên

2.3 Trang phục ăn hỏi

Trang phục là yếu tố rất quan trọng trong ngày đám hỏi. Thông thường, cô dâu sẽ mang áo dài truyền thống để làm tôn nên vẻ đẹp và sắc vóc của người phụ nữ Việt. Các màu sắc áo dài thường gặp là vàng, đỏ và trắng. Chú rể thường sẽ mang comple với cà vạt, hoặc mang áo dài nam cùng màu với cô dâu.

nghi thức lễ đính hôn

Trang phục thường thấy là cô dâu mang áo dài và chú rể mang comple, cà vạt

Tuy nhiên, đây chỉ là bộ trang phục phổ biến thường thấy nhất, tùy theo truyền thống và khu vực văn hóa của từng vùng miền, dân tộc mà cô dâu chú rể sẽ có những trang phục khác nhau. 

Ngày nay, một trang phục ăn hỏi đang là xu hướng hiện nay của những cặp đôi muốn tôn vinh giá trị xưa là cô dâu mặc áo Nhật Bình, chú rể mang áo tấc. Đây là trang phục dành cho các cặp đôi ưa thích truyền thống nhưng không muốn mang áo dài. 

thủ tục lễ ăn hỏi và xin dâu
Áo Nhật Bình và áo tấc là xu hướng mới nổi hiện nay được nhiều cô dâu, chú rể lựa chọn

3. Thủ tục lễ ăn hỏi chuẩn

Thủ tục đúng chuẩn để một đám hỏi được diễn ra tốt đẹp thì chúng ta cần đi theo đúng các thứ tự sau đây.

3.1 Mang tráp lễ đến nhà gái

Mỗi đám hỏi thường có 5 hoặc 7 tráp lễ, nhà trai chuẩn bị đem đến làm lễ bên nhà gái. Số tráp lễ này do hai bên quyết định trước đám hỏi diễn ra. Một tráp lễ đầy đủ gồm:

  • Một khay trầu rượu.
  • Một đôi đèn sáp đỏ, có sơn nắn hình long phụng càng tốt
  • Một số trầu cau theo yêu cầu của họ nhà gái
  • Nữ trang cho cô dâu (thường là khuyên tai)
  • Một số tiền gọi là tiền đồng, hay tiền chợ, tiền nát (nạp tiền)
  • Một cặp rượu, một cặp trà, hai hộp bánh và một số trái cây
lễ ăn hỏi
Lễ vật tráp lễ cho ngày ăn hỏi

3.2 Đón khách và nhận tráp hỏi

Như thủ tục lễ ăn hỏi, đoàn nhà trai sẽ bưng tráp lễ đến được nhà gái ra chào hỏi và đón nhận lễ. Hai bên sẽ trao nhau tráp lễ và để đáp lại đội bưng tráp sẽ nhận lại lì xì đỏ may mắn từ cô dâu và chú rể. Điều này nhằm đem lại tình duyên, chúc phúc cho đội bưng lễ trong ngày đính hôn.

3.3 Thực hiện thắp hương dâng ông bà tổ tiên

Sau khi hai bên gặp nhau, chào hỏi và uống nước cùng nhau. Chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu và chuẩn bị cho nghi thức thắp hương dâng ông bà tổ tiên. 

Ý nghĩa của việc dâng hương lên bàn thờ ông bà tổ tiên này như lời xin phép cô gái được về nhà chồng. Thông báo về sự hiện diện của chú rể với gia tiên nhà gái và ra mắt con cháu trong nhà.

tráp ăn hỏi
Cô dâu, chú rể dâng hương đến bàn thờ tổ tiên

3.4 Chú rể cô dâu ra mắt hai bên gia đình

Bước này chú rể sẽ dắt cô dâu xuống nhà và ra mắt cả hai bên gia đình. Sau đó, cùng nhau mời rượu và nhận lời chúc phúc từ phía gia đình.

Trong đám hỏi, cô dâu sẽ diện áo dài thanh lịch, đằm thắm và duyên dáng của người con gái Việt Nam truyền thống. 

lễ ăn hỏi
Nhà trai chụp hình trong lễ hỏi

3.5 Bàn bạc và thưa chuyện về đám cưới

Kế hoạch trình tự cưới hỏi dù được hai bên gia đình thống nhất từ trước nhưng trình tự lễ cưới vẫn là bước quan trọng được bàn bạc trong lễ ăn hỏi.

Đó là lúc đại diện hai họ sẽ trình bày, thưa gửi về việc xin dâu về nhà chồng, mời nước và định ngày cưới và một số lưu ý khác cho lễ cưới.

>>>> XEM NGAY: Nghi thức lễ xin dâu đúng chuẩn năm 2021

3.6 Trả lễ ăn hỏi

Sau khi tổ chức nghi lễ theo đúng thủ tục lễ ăn hỏi, tiệc trà xong nhà gái sẽ trả lại cho nhà trai một ít: chè, cau trầu, trái cây, bánh… gọi là “đáp lễ”.

Lễ vật còn lại nhà gái sẽ dùng để dâng lên bàn thờ và chia nhỏ cho họ hàng, làng xóm mỗi người một ít.

lễ ăn hỏi
Trao tráp lễ 

4. Bài phát biểu lễ ăn hỏi nhà trai, nhà gái hay

Lời phát biểu trong lễ đám hỏi giữa họ nhà trai và nhà gái được xem là một cách thức chào hỏi theo nghi lễ là việc vô cùng quan trọng để giữa hai bên gia đình. Đại diện họ nhà trai phát biểu trước trong buổi đầu hai nhà gặp mặt bàn chuyện trăm năm của đôi uyên ương. Nội dung như một sự thông báo với nhau giữa hai bên, giới thiệu và hướng đến cho cuộc nói chuyện về sau được cởi mở hơn. Sau những nghi lễ xã giao ban đầu, hai gia đình có thể trò chuyện vui vẻ, hướng đến bầu không khí ấm áp, thân tình. Dưới đây là lời phát biểu hay cho nhà trai và nhà gái:

4.1 Nhà trai

thủ tục lễ đính hôn
 

4.2 Nhà gái

thủ tục lễ đính hôn
Bài phát biểu của nhà gái

5. Lưu ý quan trọng trong nghi lễ đám hỏi

Để có được một buổi lễ đám hỏi hoàn hảo bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Tráp lễ phải được chuẩn bị từ 1 - 2 tháng trước.
  • Lựa chọn trang phục áo dài, lễ phục trước từ 4 - 6 tháng 
  • Trang trí nhà cửa theo phong cách phù hợp với cô dâu và chú rể
  • Đặt tiệc và lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp với kinh phí gia đình và phải được lên kế hoạch trước đó 3 tháng.

Ngoài ra bạn cần lưu ý đến dịch vụ thuê xe, đội bưng tráp, lễ vật… phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần để ý để bản thân mình để có một sức khỏe tốt nhất, trở thành cô dâu, chú rể đẹp nhất nhé.

Trên đây là tất cả những thông tin mà Phong Thủy Tam Nguyên chia sẻ với bạn về nghi thức lễ ăn hỏi cũng như những lưu ý cần thiết. Chúc bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày lễ trọng đại của mình.

>>>> KHÁM PHÁ THÊM:

  • Tổng thư ký Hiệp hội dịch học Thế giới phân hội Việt Nam

  • Viện phó thường trực Viện nghiên cứu & Phát triển Văn hóa Phương Đông

  • Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên.

Đặt Lịch Tư Vấn

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất trong vòng 24h
1900.2292
1900.2292 Facebook Page Facebook Messenger Zalo Chat Chat trực tiếp

Hỗ trợ